Hiệu quả của Berberine ở bệnh nhân tiểu đường loại 2

 

Bệnh tiểu đường loại 2 là một mối đe dọa sức khỏe trên toàn thế giới và việc điều trị căn bệnh này bị hạn chế bởi hầu hết các thuốc hạ đường huyết đường uống hiện có đều thất bại sau khi dùng lâu dài. Vì vậy, tìm kiếm thuốc mới theo đường uống là cần thiết để kiểm soát lâu dài đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. 

Một số sản phẩm từ thực vật thường được coi là an toàn (GRAS) đã được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc bệnh tiểu đường vì đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, chống béo phì và chống tăng đường huyết. Trong đó, berberine (C 20 H 19 NO 5) là thành phần hoạt chất chính trong cây Vàng đắng cho thấy tác dụng làm giảm glucose trong ống nghiệm và in vivo.

Trong nghiên cứu thử nghiệm này nhằm đánh giá hiệu quả của berberine ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Berberine được sử dụng cho cả bệnh nhân tiểu đường mới được chẩn đoán và bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát kém, sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết khác trong ba tháng.

1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu

Chọn 84 đối tượng (49 phụ nữ và 35 nam giới) mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu đơn trị liệu được thiết kế để so sánh berberine với metformin (nghiên cứu A, n = 36). Liệu pháp phối hợp nhằm đánh giá tác dụng cộng hưởng hoặc hiệp đồng của berberine đối với các thuốc chống đái tháo đường cổ điển (nghiên cứu B, n = 48). Mỗi nghiên cứu bao gồm một đợt điều trị kéo dài 13 tuần.

  • Đối với nghiên cứu A, 18 đối tượng uống 500 mg berberine ba lần mỗi ngày vào đầu mỗi bữa ăn chính hoặc 500 mg metformin ba lần mỗi ngày sau các bữa ăn chính. 
  • Đối với nghiên cứu B, 500 mg berberine ba lần mỗi ngày đã được thêm vào lần điều trị trước đó của họ trong 3 tháng. Nếu xảy ra các tác dụng phụ nặng trên đường tiêu hóa, liều berberine giảm xuống 300 mg ba lần mỗi ngày.

Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết được xác định bởi mức HbA1c .Các thông số về hiệu quả thứ cấp bao gồm sự thay đổi về đường huyết lúc đói (FBG), đường huyết sau ăn (PBG), triglycerid huyết tương, cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) và nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C).

2. Kết quả

Ở những bệnh nhân tiểu đường mới được chẩn đoán, berberine làm giảm lượng glucose và lipid trong máu. Có sự giảm đáng kể trong HbA1c (2%; P <0,01), FBG (3,8 mmol / L; P <0,01) và PBG (8,8 mmol / L; P <0,01) trong nhóm berberine. FBG (hoặc PBG) giảm dần trong quá trình điều trị bằng berberine, đạt mức thấp hơn 3,7 mmol / L (hoặc 8,7 mmol / L) dưới mức cơ bản vào tuần thứ 5 và duy trì ở mức này cho đến khi kết thúc nghiên cứu.

Điều trị kết hợp: Trong liệu pháp kết hợp trong 5 tuần, berberine làm giảm HbA 1c từ 8,1% xuống 7,3%. FBG và PBG cũng giảm đáng kể ( P <0,001). Insulin lúc đói và HOMA-IR giảm tương ứng 29,0% ( P<0,01) và 46,7% ( P <0,001). Lipid máu bao gồm triglycerid, cholesterol toàn phần và LDL-C giảm và thấp hơn đáng kể so với ban đầu.

3. Đánh giá an toàn

Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa là 34,5% trong 13 tuần điều trị bằng berberine bao gồm cả đơn trị liệu và kết hợp điều trị. Bao gồm tiêu chảy ( n : 6; tỷ lệ phần trăm: 10,3%), táo bón (4; 6,9%), đầy hơi (11; 19,0%) và đau bụng (2; 3,4%). Các tác dụng phụ chỉ được quan sát thấy trong bốn tuần đầu tiên ở hầu hết các bệnh nhân. Không có bệnh nhân nào bị các tác dụng phụ nghiêm trọng về đường tiêu hóa khi sử dụng berberine một mình.

4. Kết luận

- Trong nghiên cứu thử nghiệm này, berberine làm giảm đáng kể mức HbA1c ở bệnh nhân tiểu đường. Tác dụng làm giảm HbA1c được so sánh với tác dụng của metformin - một thuốc hạ đường huyết đường uống được sử dụng rộng rãi. Trong đơn trị liệu, berberine và metformin đều cải thiện các thông số đường huyết (HbA1c, FBG và PBG).

- Kết hợp với các tác nhân khác, berberin thể hiện trong việc cải thiện các thông số về đường huyết và lipid ở bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó, Berberine được cho là có tiềm năng như một chất điều trị để hạ lipid máu. Trong nghiên cứu thử nghiệm này, berberine làm giảm cholesterol huyết thanh, chất béo trung tính và LDL-C.

 

Nguồn: Jun Yin, et al (2008), Metabolism; 57(5): 712–717. doi: 10.1016/j.metabol.2008.01.013

Đánh giá bài viết

Viết bình luận