Hé mở những bí ẩn về tác dụng của Curcumin với bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện đại và gây rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị từ đông y tới tây y được các nhà khoa học cố gắng tìm kiếm, trong đó có việc phát hiện tác dụng của Curcumin với bệnh nhân tiểu đường. Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới các bạn thông tin đầy đủ nhất về tác dụng tuyệt vời này.

1. Tác dụng của Curcumin đối với mức đường huyết lúc đói trên động vật

Kể từ khi nhà khoa học Srinivasan phát hiện ra rằng chất curcumin có tác dụng đối với chỉ số đường huyết lúc đói (glycemia) ở một bệnh nhân, rất nhiều công trình nghiên cứu thảo luận về khả năng của curcumin trong việc kiểm soát đường huyết trong các mô hình gặm nhấm khác nhau.

Động vật được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về tác dụng của curcumin là chuột. Các mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường khác nhau đã được sử dụng để thăm dò tác dụng của curcumin đối với chỉ số đường huyết lúc đói (glycemia).

Trên mô hình chuột bị tiểu đường gây ra bởi alloxan, streptozotocin và hỗn hợp streptozotocin –nicotinamide, chuột được cho sử dụng nhiều liều dùng khác nhau của curcumin theo đường uống như sau:

  • 80 mg/kg thể trọng trong 21 ngày và 45 ngày.
  • 60 mg/kg thể trọng trong 14 ngày.
  • 90 mg/kg thể trọng trong 15 ngày.
  • 150 mg/kg thể trọng trong 49 ngày.
  • 300 mg/kg thể trọng trong 56 ngày.
  • 100 mg/kg thể trọng 4 tuần, 7 tuần, 8 tuần.

Và kết quả của thử nghiệm đã cho thấy: việc sử dụng curcumin có tác dụng phòng ngừa sự tăng trọng lượng của cơ thể, giảm nồng độ đường máu, nồng độ glycosylated hemoglobin (HbA1C) có trong máu và làm tăng độ nhạy cảm của insulin trong cơ thể.

Hơn thế nữa, với liều curcumin 30mg/kg thể trọng trong 56 ngày có tác dụng làm giảm đáng kể nồng độ đường huyết trong máu trong mô hình chuột bị tiểu đường do streptozotocin gây ra.

Bên cạnh đó, trên mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường cũng cho thấy tác dụng của curcumin đối với chỉ số đường huyết lúc đói (glycemia). Ở chuột mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, chiết xuất từ củ nghệ trong 4 tuần giúp làm giảm đáng kể lượng đường máu.

Các cơ chế có thể có của tác dụng của curcumin đối với chỉ số đường huyết lúc đói trong mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường có thể được giải thích như sau:

- Trước tiên, curcumin có thể làm giảm nồng độ yếu tố hoại tử khối u TNF-α và axit béo tự do có trong huyết tương (FFA).

Bên cạnh đó, curcumin cũng ức chế sự hoạt hóa của yếu tố NF-κB và protein carbonyl, peroxid hóa lipid và hoạt động của enzyme lysosomal (N-acetyl-β-d-glucosaminidase,-d-glucuridase , β-d-galactosidase).

Ngoài ra, curcumin có thể làm giảm nồng độ axit thiobarbituric và hoạt động của enzyme sorbitol dehydrogenase (SDH).

- Thứ hai, curcumin có khả năng cảm ứng kích hoạt peroxisome proliferator-activated receptor gamma (PPAR gamma). Curcumin cũng có thể làm tăng nồng độ insulin huyết tương và tăng hoạt động lipoprotein lipase (LPL).

- Thứ ba, curcumin có liên quan đến việc kích hoạt các enzyme trong gan, có liên quan đến quá trình trao đổi chất glycolysis, gluconeogen và lipid.

2. Tác dụng của Curcumin với các bệnh về gan liên quan tới tiểu đường

Một số bệnh nhân tiểu đường thường mắc bệnh gan nhiễm mỡ và các rối loạn gan khác. Các nhà nghiên cứu Babu và Srinivasan đã phát hiện ra rằng chuột bị tiểu đường do streptozotocin nếu được cho sử dụng curcumin trong chế độ ăn kiêng trong 8 tuần cho thấy kết quả như sau: bài tiết ít albumin, urê, creatine và phốt pho vô cơ.

Curcumin cũng làm giảm trọng lượng gan và các sản phẩm peroxid hóa lipid trong huyết tương và nước tiểu. Trong nghiên cứu này, tác dụng có lợi của curcumin xảy ra độc lập với những thay đổi về đường huyết hoặc trọng lượng cơ thể.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng chất cholesterol-7a-hydroxylase ở gan có tác dụng làm trung gian hạ đường huyết của curcumin ở chuột bị tiểu đường do streptozotocin gây ra.

Ở mô hình thí nghiệm chuột có rối loạn chức năng gan do natri arsenite gây ra, việc sử dụng curcumin có thể làm giảm tổng hợp lipid, cholesterol, triglyceride (TG) và lipoprotein – cholesterol low density (LDL-c).

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường kèm theo sự rối loạn chức năng gan còn xuất hiện những vấn đề liên quan tới tăng cao lipid máu. Và curcumin có tác dụng cải thiện nồng độ lipid máu bằng cách can thiệp tới quá trình tạo mỡ trong cơ thể.

Sự cải thiện hàm lượng lipid có trong máu ở cơ thể người bệnh tiểu đường này cũng liên quan tới việc kiểm soát hoạt động của các enzyme liên quan tới quá trình lipid và chuyển hóa glucose bao gồm:

  • Các enzyme chống oxy hóa: superoxide effutase và catalase (SODC) và glutathione peroxidase (GPx).
  • Enzyme điều hòa nồng độ glucose ở gan (glucose-6-phosphatase - G6Pase, phosphoenolpyruvate carboxykinase (PEPCK)).
  • Enzyme điều hòa nồng độ lipid trong gan như: synthase acid 3-hydroxy, coenzyme reductase và acyl-CoA: cholesterol acyltransferase, malondialdehyde (MDA).

Không những vậy, Protein kinase kích hoạt AMP (AMPK) là một chất có khả năng điều chỉnh mạnh mẽ cân bằng nội môi glucose trong cơ thể ở gan và các mô quan trọng khác trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Theo đó, AMPK có thể kích thích sự hấp thu glucose và ức chế quá trình tổng hợp glucose ở gan thông qua việc kiểm soát hoạt động của G6Pase và PEPCK.

Cụ thể là, sự tăng mức độ biểu hiện của G6Pase và PEPCK có thể gây ra sư kháng insulin ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên thì Kim và các cộng sự đã cho thấy chất curcumin có tác dụng ức chế các hoạt động PEPCK và G6Pase trong tế bào gan chuột H4IIE và tế bào gan người Hep3B.

3. Tác dụng của Curcumin đối với mô mỡ trắng

Mô mỡ trắng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân bằng nội môi glucose. Theo các nhà khoa học thì sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể liên quan tới đến sự suy giảm sự bài tiết hormone adiponectin.

Các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng chất curcumin có khả năng kích thích sự biệt hóa tế bào mỡ và ức chế sự tích lũy ở người bằng cách điều hòa bài tiết hormone adiponectin.

Cơ chế này có thể là do ức chế hoạt hóa NF-κB, làm giảm TNF-α và oxit nitric (NO) và ức chế sự giải phóng protein hóa trị đơn bào-1 (MCP-1) từ các tế bào mỡ 3T3-L1.

Các nghiên cứu chuyên sâu hơn cũng cho thấy rằng curcumin có tác dụng ức chế của các tế bào mỡ 3T3-L1 qua trung gian thông qua kích hoạt tín hiệu Wnt/β-catenin, dẫn đến tăng mức độ biểu hiện mRNA của c-Myc và cyclin D1. Trong đó thì c-Myc và cyclin D1 là các gen được chứng minh là ngăn chặn quá trình tạo mỡ.

4. Tác dụng của Curcumin đối với bệnh nhân mắc bệnh lý về thần kinh do tiểu đường

Bệnh lý thần kinh do tiểu đường là tình trạng rối loạn thần kinh liên quan tới . Những tình trạng này được cho là kết quả của sự chất thương vi mạch máu, tăng AGEs và sự hoạt hóa protein kinase C (PKC) do bệnh lý tiểu đường gây ra.

Và mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Curcumin đã tích cực tham gia vào việc điều chỉnh các rối loạn thần kinh tiểu đường bởi các bằng chứng sau đây:

- Curcumin ngăn chặn sự phát triển của tình trạng đục thủy tinh thể trong các mô hình chuột tiểu đường bằng cách đảo ngược những thay đổi trong peroxid hóa lipid, giảm glutathione, hàm lượng protein carbonyl.

- Ngoài ra, Suryanarayana và các cộng sự còn báo cáo rằng curcumin còn giúp giảm thiểu tình trạng căng thẳng thần kinh, giúp động vật thí nghiệm giảm các hành vi do kích động thần kinh.

- Không những vậy, Curcumin cũng đã được chứng minh rằng có thể ngăn chặn sự suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được xác định bằng thử nghiệm Morris water maze.

- Curcumin còn làm giảm tình trạng rối loạn chức năng hệ cholinergic liên quan đến hoạt động acetylcholinesterase và thụ thể cholinergic thông qua điều hòa các thụ thể GLUT3, dopamine (D1, D2), CREB, phospholipase C và thụ thể insulin. Nhờ đó, giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn.

5. Tác dụng của Curcumin với các bệnh liên quan tới tim mạch do tiểu đường

Các bệnh lý về tim mạch là biến chứng phổ biến của tiểu đường, và có thể gây những tổn thương lớn ở mạch máu của người bệnh.

Và mới đây, Curcumin đã được báo cáo về tác dụng chống lại các bệnh liên quan tới tim mạch ở bệnh nhân qua những bằng chứng dưới đây:

- Curcumin kiểm soát các yếu tố PKC-α, PKC-β2 và MAPK và ức chế p300 trong bệnh cơ tim do đái tháo đường gây ra trên thử nghiệm.

- Curcumin làm giảm nồng độ nitric oxide synthase (eNOS) và nitric oxide synthase (iNOS), dẫn đến làm giảm tổn thương DNA và protein.

- Curcumin cải thiện rối loạn chức năng tế bào nội mô do tiểu đường gây ra thông qua hoạt động chống oxy hóa và ức chế PKC ở chuột bị tiểu đường do STZ.

- Curcumin còn giúp cải thiện quá trình tân tạo mạch máu và tăng sự di chuyển của các tế bào khác nhau bao gồm: myofibroblasts, nguyên bào sợi và đại thực bào.

6. Tác dụng của Curcumin với những biến chứng khác của bệnh tiểu đường

Tác dụng của curcumin đối với các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường đã được chứng minh bằng một số nghiên cứu:

- Theo nhiều nghiên cứu, Curcumin đem lại nhiều hiệu quả chống lại các bệnh liên quan tới cơ xương khớp – một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Hie và các cộng sự cho thấy chất curcumin ức chế sự hủy xương do bệnh tiểu đường gây ra bằng cách giảm phosphatase kháng axit tartrate và cathepsin K.

- Curcumin tăng cường chức năng cương dương trong rối loạn cương dương do tiểu đường bằng cách tăng intracavernosal, mức cGMP, HO-1, eNOS, NOS tế bào thần kinh (nNOS) và Nrf2 với mức giảm đáng kể trong NF-κB, p38 và iNOS.

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vai trò cũng như tác dụng của Curcumin đối với bệnh tiểu đường. Và chúng ta cùng hy vọng rằng những tác dụng quý giá này của Curcumin sẽ được ứng dụng trong tương lai không xa nữa.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Viết bình luận