CÁCH ĐỌC BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Sinh viên Y Dược nói riêng và những sinh viên trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung sẽ không xa lạ gì với các bài báo nghiên cứu, đôi lúc trong slide giảng dạy của thầy cô có chèn 1 vài nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học. Tuy nghiên, hầu hết chúng ta không được học về cách đọc một bài nghiên cứu hoàn chỉnh hay hiểu ý nghĩa của từng phần trong một bài nghiên cứu. Do đó, với những sinh viên những lần đầu tiếp xúc với những nghiên cứu chuyên sâu đặc biệt các bài báo nước ngoài thường sẽ lúng túng.

Bản thân mình cũng là một sinh viên Dược và lúc bắt đầu đọc những nghiên cứu đầu tiên cũng loay hoay không biết đọc phần nào, hay đọc làm sao để hiểu hết nội dung mà tác giả muốn truyền tải vì có những bài rất dài và nhiều từ chuyên ngành. Do vậy, hôm nay RIFF cũng tóm tắt ý nghĩa từng phần để giúp các bạn quan tâm về lĩnh vực nghiên cứu có thêm góc nhìn.

Hầu hết các bài báo khoa học đều sử dụng cấu trúc IMRD truyền thống, mỗi một phần thông thường gồm những đặc điểm dễ nhận biết:

  • Introdution (Giới thiệu): Đây là phần đưa ra cái nhìn tổng quan, dẫn dắt người đọc từ thông tin chung đến thông tin mình hướng tới nghiên cứu, đặt vấn đề để trả lời cho câu hỏi tại sao phải thực hiện nghiên cứu này.
  • Methods (Phương pháp): Thí nghiệm sẽ thiết kế như thế nào, lựa chọn đối tượng và phương pháp thử. Thường các phương pháp sử dụng như nghiên cứu invitro (nghiên cứu trong ống nghiệm), in vivo (trên động vật thí nghiệm) hay các nghiên cứu lâm sàng.
  • Results (Kết quả): Chứa đựng các kết quả thu được sau khi hoàn thành nghiên cứu (dữ liệu thể hiện trong các hình minh họa hoặc biểu đồ).
  • Discussion (Thảo luận): Tổng hợp điểm nổi bật của nghiên cứu và góc nhìn của tác giả về vấn đề nghiên cứu.
  • Ngoài ra, dưới tiêu đề thường sẽ có thêm phần Abstract (phần tóm tắt): đây là phần tóm tắt của bài nghiên cứu, cần đọc kỹ phần này để nắm được nội dung tổng quát để quyết định có đọc tiếp hay không.

Đa số các nhà khoa học đều đọc phần tóm tắt trước tiên. Đồng thời, các chuyên gia trên lĩnh vực nào đó – lướt qua tiêu đề rồi đến hình ảnh, biểu đồ bởi vì trong một số trường hợp nó cho người đọc biết được các dạng thí nghiệm đã thực hiện và kết quả đạt được. Do vậy, khi đọc một bài báo khoa học, bạn nên bắt đầu đọc phần tóm tắt một cách thật cẩn thận, sau đó lướt nhanh qua các hình minh họa và cuối cùng là đọc hết phần còn lại.

Bài viết liên quan: https://solieu.vip/cach-doc-mot-bai-bao-khoa-hoc/

Đánh giá bài viết

Viết bình luận