Mã đề vốn là loại thực vật mọc rộng rãi ở nhiều vùng trên cả nước và đã được nhân dân tin dùng để chữa trị một số bệnh thường gặp. Để giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về đặc điểm của cây mã đề, mã đề (lá, bông, thân rễ) chữa được bệnh gì?, mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Mã đề là cây thảo, sống hàng năm, có thân ngắn. Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5 – 12 cm, rộng 3.5 – 8 cm, đầu tù hơi có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, không đều, cuống lá dài 5 – 10 cm, loe ở gốc.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông có cán dài hơn lá, hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngán hơn đài, đài 4 thùy hơi có gờ, dính nhau ở gốc, tràng hoa mỏng, khô xác, có 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với các lá đài, nhị 4, chỉ nhị mảnh, bầu hình cầu, có 2 ô.
Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3.5 – 4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài, hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng.
Mùa hoa quả: tháng 5 – 8
Ở Việt Nam, mã đề mọc hoang dại ở vùng núi có độ cao lên tới hơn 1600 m (ở Đồng Văn và Mèo Vạc – Hà Giang). Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê (Thanh Hóa), Cát Bà (Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh)…
Đặc điểm hình thái của cây mã đề
Mã đề là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn nhẹ, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở vùng núi cao lạnh (nhiệt độ trung bình 15 - 16°C), cây sinh trưởng kém, lá nhỏ và tổng khối lượng chất xanh cũng ít. Cây ra hoa quả nhiều, trên một cá thể có thể thu được 10.000 -14.000 hạt.
Trong tự nhiên, khi cây tàn lụi, hạt giống rơi xuống đât và có thể tồn tại qua mùa đông, sau đó mới nảy mầm.
Bộ phận thường dùng của cây mã đề là lá thu hái vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rửa sạch, rồi phơi hay sấy khô. Hạt thu được từ quả già (xa tiền tử) phơi hay sấy khô.
Lá mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenolic và ester phenylpropanoic của glycosid, majorosid. Ngoài ra, lá còn chứa chất nhầy với hàm lượng là 20%.
Hạt mã đề chứa chất nhầy giàu D – galactose, L – arabinose và có khoảng 40% acid uronic, dầu béo, trong đó có acid 9 – hydroxy cis – 11 – octadecenoic (đồng phân của acid ricinoleic) 1.5%.
Ngoài ra, mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin (5,7,4’ – trihydroxy – 6 – methoxy - flavon), luteolin – 7 – glucosid, luteolin – 7 – glucuronid, homoplantaginin (= 7 - O – β – D – glucopyranosyl – 5,4’ – dihydroxy – 6 - methoxyflavon), 7 – O - β – D – glucopyranosyl – 5,6,3,4’ – trihydroxyflavon).
Không những vậy, mã đề còn chứa nhiều chất khác như acid cinamic, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid chlorogenic, acroten, vitamin K, vitamin C.
Một số thành phần hóa học của cây mã đề
Theo một số nghiên cứu, nước ép mã đề có tác dụng tăng tiết dịch vị. Trên thực nghiệm, bột cây mã đề có tác dụng tốt đối với bệnh lao, ung thư và đặc biệt với các thể nặng của loét dạ dày. Cao chiết từ lá mã đề khô có tác dụng kích thích sự tái sinh tất cả các lớp của da.
Các thử nghiệm về tác dụng của mã đề trên động vật và con người đã cho thấy một số tác dụng vô cùng hiệu quả như:
Theo quan điểm của đông y, lá mã đề có vị nhạt, tính mát. Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát, quy vào 4 kinh: can, phế, thận, ruột non, có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.
Mã đề được dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi. Mỗi ngày uống 10 -20g toàn cây hay 6 -12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Khi dùng làm thuốc ho cho trẻ em, mã đề có nhược điểm là làm cho trẻ dễ bị đái dầm.
Dùng ngoài, lá mã đề tươi giã nát đắp làm mụn nhọt nhanh chóng vỡ và mau lành. Để chữa bỏng, lấy cao đặc mã đề đắp lên vết thương băng lại, mỗi ngày thay một lần.
Trong y học Trung Quốc, nước ép hoặc nước hãm cây mã đề, mỗi lần 5 – 15g được dùng chữa vết thương, viêm phế quản mạn tính, viêm màng phổi, chảy máu và phối hợp với các cây thuốc khác trong bệnh viêm thận mạn tính.
Hạt mã đề (3 – 8g) sắc uống chữa đái tháo đường, khó tiêu, ho và bệnh vô sinh ở nam và nữ. Dùng ngoài, nước sắc hạt chữa bệnh về mắt.
Ở Ấn Độ, cây mã đề được coi là có tác dụng cầm máu và trị vết thương, bỏng và viêm các mô. Trong liệu pháp vi lượng đồng căn, mã đề được cùng điều trị các bệnh về biểu bì, nhức đầu, đau tai và đau răng. Lá được coi là thuốc làm mát, lợi tiểu, làm săn và phục hồi vết thương.
Không những vậy, nước hãm lá còn có công dụng trị tiêu chảy và trĩ. Nước sắc lá để rửa mắt và bào chế thuốc mỡ trị đau mắt. Rễ mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt và ho. Hạt có tác dụng làm dịu viêm, lợi tiểu, trị lỵ và tiêu chảy.
Trong y học cổ truyền Nhật Bản, nước sắc của mã đề dùng để trị ho, hen, bệnh tiết niệu, tiêu thũng và tiêu viêm. Ở Thái Lan, toàn cây hoặc lá được dùng lợi tiểu và giảm sốt, hạt để nhuận tràng, chống viêm và chữa đầy hơi. Ở Indonesia, cao toàn cây là thuốc lợi tiểu trong sỏi thận, chữa bệnh ngoài da. Ở Triều Tiên, người ta dùng mã đề để điều trị bệnh về gan.
Ở Haiti, nhân dân đã dùng mã đề chữa choáng thần kinh và đau mắt. Ở Guatemala, mã đề điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm thận.
Trên thế giới, công dụng của lá mã đề là thuốc lợi tiểu, làm săn và phục hồi vết thương, trị sâu bọ đốt và bệnh da có tính phổ biến. Những ứng dụng khác là chống sốt rét (dịch ép lá tươi hoặc nước sắc toàn cây), đau tai, trị lỵ (nước sắc lá), rửa mắt (nước sắc lá) và dùng làm thuốc súc miệng trị viêm lợi.
Bài thuốc số 1: chữa lỵ
Bài thuốc số 2: chữa người già đái khó, cơ thể nóng
Hạt mã đề để vào chén (dung tích 50ml), bỏ vào túi, sắc lấy nước. Có thể dùng nước này nấu cháo để ăn.
Bài thuốc số 3: chữa đái ra máu
Lá mã đề, cỏ ích mẫu, giã vắt lấy nước cốt uống
Bài thuốc số 4: chữa sưng dương vật
Hạt mã đề tán nhỏ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần
Bài thuốc số 5: chữa trẻ em tiểu tiện khó
Mã đề giã vắt lấy nước, hòa với ít mật ong cho uống
Bài thuốc số 6: thuốc lợi tiểu
Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 7: chữa ho đờm
Mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu không có cam thảo, có thể thay bằng đường cho đủ ngọt.
Bài thuốc số 8: Chữa phù thũng và tiêu chảy kèm sốt, ho và nôn
Hạt mã đề, ý dĩ sao đều bằng nhau. Tán bột, uống mỗi lần 10g, ngày dùng 30g
Bài thuốc số 9: chữa tiêu chảy
Mã đề tươi 1 – 2 nắm, rau má 1 nắm, cỏ nhọ nồi (hoặc lá phèn đen) 1 nắm. Sắc đặc, chia nhiều lần uống.
Bài thuốc số 10: chữa sốt xuất huyết
- Mã đề (hoặc cối xay, rễ cỏ tranh) 20g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g. Có thể dùng tươi (giã vắt lấy nước uống) hoặc sắc uống. Bài thuốc này cũng có thể dùng để phòng bệnh.
- Mã đề 40g, cỏ nhọ nồi 40g, rau má (hoặc cát căn) 40g, rau sam 40g, kim ngân 30g, hoa hòe 10g, thảo quyết minh 10g. Sắc với 300ml nước, lấy 100
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hơn về một trong những loại dược liệu phổ biến và có nhiều công dụng chữa bệnh như mã đề.
Viết bình luận