Cụ thể, Sulfo+ là sự kết hợp bộ 3 thành phần: Sulforaphane chiết xuất từ mầm súp lơ, Kẽm và Selen hữu cơ chiết xuất từ mầm đậu xanh với công nghệ chiết xuất tại Viện, Sulfo+ được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền bởi Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng.
Bài viết này sẽ phân tích vai trò của từng thành phần và tại sao lại có sự kết hợp này
1. Sulforaphane (SFN)
Sulforaphane là sản phẩm thủy phân của glucoraphanine dưới xúc tác của enzyme myrosinase có trong tế bào rau Cải. Theo nghiên cứu thì hàm lượng sulforaphane trong giai đoạn mầm cao hơn gấp 20- 50 lần so với giai đoạn sinh trưởng và thu hoạch.
Sulforaphane trong thực vật thuộc họ Cải đã tạo ra sự quan tâm lớn trong 15 năm qua, riêng năm 2020 đã có 250 báo cáo về hoạt tính sinh học của hợp chất này, hứa hẹn đây là một dược chất ứng dụng điều trị trong tương lai, và một trong những ứng dụng đó là trong lĩnh vực ung thư.
Vai trò của sulforaphane trên hệ miễn dịch
- Nghiên cứu in vivo của sulforaphane có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch ở chuột. Trong nghiên cứu này, sử dụng liều Sulforaphane (500 μg/liều/ngày) tiêm vào phúc mạc người ta phát hiện tăng tổng số lượng bạch cầu (12.950 tế bào /mm 3 ) vào ngày thứ 9, đồng thời kích thích tăng số lượng tế bào tủy xương (23 × 10 6 tế bào / xương đùi). (Nguồn: https://doi.org/10.1016/j.phymed.2006.09.013)
- Một báo cáo gần đây (2/2021) của Andrea Mahn và Antonio Castillo trên tạp chí Molecules về đánh giá tiềm năng của SFN giúp nâng cao hệ thống miễn dịch tự nhiên, cơ chế cụ thể như sau
- SFN tác động toàn thân lên hệ thống miễn dịch thông qua con đường tín hiệu tế bào, cụ thể sulforaphane kích thích yếu tố Nrf2 và ức chế NFkB theo con đường tín hiệu tế bào trên tế bào đơn nhân từ đó thể hiện tác dụng chống viêm, oxy hóa.
- Ngoài ra, những nghiên cứu chỉ ra SFN ức số một số dòng tế bào ung thư, mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu của Yanyan Li và cộng sự (2010) đã đánh giá hiệu quả của sulforaphane trên dòng tế bào ung thư vú.
- Kết quả nghiên cứu: Sulforaphane (1 - 5 μM) làm giảm nồng độ enzym aldehyde dehydrogenase (chỉ dấu ung thư vú) trong các tế bào ung thư vú ở người từ 65% - 80% ( P <0,01), đồng thời giảm kích thước khối u từ 8 - 125 lần và giảm số lượng các tế bào vú từ 45% - 75% ( P <0,01).
Nhìn chung các kết quả thử nghiệm lâm sàng của SFN cho thấy, SFN có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh và nâng cao hệ thống miễn dịch ở người thông qua con đường tín hiệu Nrf2.
2. Kẽm và Selen hữu cơ chiết xuất từ mầm đậu xanh
Kẽm và Selen là hai nguyên tố vi lượng không thể thiếu của cơ thể, việc bổ sung kẽm và selen từ thực phẩm hàng ngày là cần thiết để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Ở người trưởng thành hàm lượng kẽm từ 2-3g, chúng tham gia vào thành phần của trên 300 enzyme kim loại, trong đó có những enzyme rất quan trọng như cacboxypeptidase A, L – glutamat dehydrogenase, cacbonic anhydrase,… Kẽm được coi là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN – polymerase, đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhân bản ADN và tổng hợp protein.
- Đặc biệt, Kẽm còn giúp phục hồi biểu mô niêm mạc, kích thích tăng vị giác. Theo nghiên cứu của HW Lanem và công sự năm 1982 cho thấy việc bổ sung kẽm như kẽm axetat (15 mg Zn / ngày) trong 5 tuần được xác định trên nồng độ kẽm trong tuyến nước bọt mang tai được kích thích và tăng nhạy bén của vị giác. Mức bổ sung trước và sau 5 tuần cũng được đánh giá: vị giác được cải thiện khi bổ sung kẽm và trở lại mức bình thường sau khi ngừng bổ sung.
- Còn selen là một thành phần thiết yếu của glutathione peroxidase, là một loại enzyme quan trọng trong hoạt động chống oxy hóa nội bào trong việc ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa.
- Trong một nghiên cứu trên thế giới về việc bổ sung selen như là một chất chống oxy hóa trong các bệnh mãn tính, cụ thể trên bệnh nhân với biến chứng tăng đường huyết, điều trị natri selen (0,3 mg / ngày trong 21 ngày) đã cải thiện nồng độ vitamin E, giảm mức MDA trong huyết tương và ức chế quá trình peroxy hóa lipid ở tinh hoàn, cho thấy rằng việc bổ sung selen có thể làm giảm các chất oxy phản ứng và cải thiện các biến chứng ở tinh hoàn trong bệnh tiểu đường
Đặc biệt, khi bổ sung selen và kẽm dạng hữu cơ thì sinh khả dụng cao hơn so với dạng vô cơ của nó.
3. Kết hợp Sulforaphane và Selen, Kẽm
Tại nghiên cứu của Dan Li và cộng sự (2012) cho thấy sulforaphane ở 5μM đã giúp bảo vệ sự sống sót của tế bào do gốc tự do và khả năng bảo vệ này được tăng cường khi đồng điều trị với selen, cụ thể sulforaphane và selen hiệp đồng điều hòa TrxR-1 (một chất chống oxy hóa và có vai trò điều hòa cân bằng nội môi oxy hóa khử).
Như vậy, việc kết hợp sulforaphane, kẽm và selen trong Sulfo+ sẽ cực kỳ cần thiết cho hệ miễn dịch, tăng hiệp đồng chống lại tác nhân oxy hóa, nhanh lành vết thương và giúp kích thích ngon miệng. Ngoài ra, súp lơ xanh và đậu xanh là những thực phẩm được Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo tốt cho người bệnh ung thư.
Hiện nay, Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng đã bảo hộ nhãn hiệu độc quyền nhóm Sulfo+ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
- Dan Li, et al. (2012), Synergy between sulforaphane and selenium in the up-regulation of thioredoxin reductase and protection against hydrogen peroxide-induced cell death in human hepatocytes, Food Chemistry; 133 (2), Pages 300-307.
- P Thejass, et al. (2007), Immunomodulatory activity of Sulforaphane, a naturally occurring isothiocyanate from broccoli (Brassica oleracea), Phytomedicine;14(7-8):538-45.
- Yanyan Li, et al. (2010), Sulforaphane, a Dietary Component of Broccoli/Broccoli Sprouts, Inhibits Breast Cancer Stem Cell, Clin Cancer Res.
- Potential of Sulforaphane as a Natural Immune System Enhancer: A Review Andrea Mahn, et al (2021), Molecules
- HW Lanem, et al. (1982), Zinc concentrations in hair, plasma, and saliva and changes in taste acuity of adults supplemented with zinc, Biol Trace Elem Res, 4 (2-3): 83-93.
- Takakazu Yagi, et al. (2013), The Role of Zinc in the Treatment of Taste Disorders, Recent Patents on Food, Nutrition & Agriculture, 5: 44-51.
- Ning Wang, et al. (2017), Supplementation of Micronutrient Selenium in Metabolic Diseases: Its Role as an Antioxidant, Oxid Med Cell Longev.
- Shengfa F. Liao, et al. (2010), Dietary Supplementation of Selenium in Inorganic and Organic Forms Differentially and Commonly Alters Blood and Liver Selenium Concentrations and Liver Gene Expression Profiles of Growing Beef Heifers, Biological Trace Element Research.
Viết bình luận