Không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với người trưởng thành, acid béo Omega-3 còn là chất dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sự phát triển của thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mời bạn cùng tìm hiểu về về vai trò, nguồn cung cấp Omega-3 dành cho trẻ em, cách sử dụng Omega-3 cho trẻ em thông qua bài viết dưới đây nhé.
Theo các nhà nghiên cứu, Axit docosahexaenoic (DHA) và axit arachidonic (AA), các dạng của acid béo Omega-3 rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời đó.
Một dạng của Omega-3 đó chính là acid không bão hòa PUFAs đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của tế bào não trẻ nhỏ. Các acid béo này đã được gọi là các acid thiết yếu vì chúng chỉ có thể được tổng hợp từ thực phẩm thông qua chế độ ăn uống và cơ thể không tự tổng hợp.
Năm 1930, nhà khoa học Burr và các cộng sự của mình là những người đầu tiên báo cáo về sự cần thiết của các acid béo này qua những nghiên. Cụ thể, họ đã quan sát thấy chuột nhỏ được cho ăn theo chế độ ăn không có acid béo PUFAs thì thấy chúng không những phát triển về cân nặng, sinh sản mà còn có những biểu hiện một số triệu chứng đần độn, thiếu thông minh.
Gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng chứng minh vai trò quan trọng của acid béo omega-3 trong sự phát triển, duy trì và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Acid béo omega-3 cũng được biết là ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh, peptide và hormone trong não.
Đặc biệt là Omega-3 là thành phần cấu trúc chính của rất nhiều tế bào trên khắp cơ thẻ, đặc biệt là trong não. Ở người, riêng DHA chiếm khoảng 15% lượng acid béo trong mô não (Chalon và cộng sự, 2001) và làm tăng tính linh động của màng tế bào não, tăng tốc độ phản ứng của tế bào thần kinh não. Sự thiếu hụt axit béo omega-3 ở chuột và khỉ có liên quan đến rối loạn chức năng hành vi, cảm giác và thần kinh.
Bên cạnh đó, DHA còn tích lũy nhanh trong các khu vực hệ thần kinh có tốc độ tăng trưởng nhanh ở trẻ em, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ và hai năm đầu đời của một đứa trẻ, bộ não trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh đó, EPA có đặc tính chống viêm quan trọng và đóng vai trò làm giảm các phản ứng căng thẳng và tăng tính kết nối thần kinh.
Vì vậy, nếu cung cấp đầy đủ các acid béo PUFA chuỗi dài này cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn tăng trưởng này có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh trung ương của trẻ tối ưu.
Omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ
Các công bố mới nhất ở trẻ sơ sinh từ đầu những năm 1990 cho thấy trẻ sinh non được nuôi bằng sữa công thức bổ sung n-3 LCPUFA, chủ yếu là DHA, đã cải thiện độ nhạy võng mạc và thị lực so với trẻ sinh non được nuôi bằng các công thức không bổ sung chất này.
Bên cạnh đó, những bà mẹ trong quá trình mang thai có bổ sung DHA thì khi sinh con ra thường có thị lực tốt hơn những bà mẹ không bổ sung hoạt chất này.
Nhiều giả thuyết hiện nay cho rằng có mối liên quan giữa phospholipid màng với những trẻ em bị rối loạn phát triển tâm lý như: rối loạn vận động, tự kỷ, chứng khó đọc… Tình trạng này cũng được ghi nhận ở động vật có sự thiếu hụt acid béo Omega -3 và gây ra một số triệu chứng thực thể như: khát nước, tóc khô…
Bên cạnh đó năm 1981, hai nhà khoa học Colquhoun và Bunday một trong những người đầu tiên báo cáo về mối liên hệ giữa sự tập trung chú ý của trẻ em và các acid béo PUFAs, sau khi quan sát thấy sự gia tăng của các triệu chứng hiếu động và thiếu tập trung ở những trẻ thiếu acid béo Omega -3 (ở một nhóm trẻ có vấn đề về sự tập trung và hiếu động.
Những trẻ này thường bị thiếu acid béo Omega -3 do nguyên nhân từ sự hạn chế hấp thu Omega-3 từ ruột. Tiếp theo đó, Colquhoun và Bunday đã dẫn ra bằng chứng chứng minh việc bổ sung Omega – 3 giúp giảm các triệu chứng ở những đối tượng này.
Đọc đến đây, chắc hẳn bậc phụ huynh nào cũng đã nắm rõ những tác dụng quan trọng của Omega-3 đối với sự phát triển của trẻ nhỏ và mong muốn tìm được nguồn cung cấp Omega-3 phù hợp và an toàn cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là thông tin hữu ích dành cho bạn.
Thực phẩm vẫn là nguồn cung cấp Omega-3 an toàn và phù hợp với cơ thể của nhiều trẻ em. Giờ đây, cha mẹ chẳng cần tìm kiếm gì đâu xa, hãy cùng ghi nhớ những loại thực phẩm quen thuộc và lành mạnh dưới đây để có thể đảm bảo cung cấp lượng Omega-3 cần thiết cho trẻ nhỏ nhé.
- Cá thu: trong 100 g cá thu có chứa từ 4.107 – 5.134 mg Omega-3. Ngoài ra, trong cá thu còn rất giàu vitamin B12 và selen rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ.
- Cá hồi: đây là loại cá rất giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin D, vitamin B, selen và cả Omega-3. Hàm lượng Omega trong cá hồi vào khoảng 2.260 mg/100g cá.
- Cá cơm: tuy là loài cá nhỏ bé nhưng cá cơm cũng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ, hàm lượng Omega-3 có trong cá cơm là 2.132 mg/100 gam cá cơm.
- Cá trích: cá trích cũng nằm trong danh sách những loại thực phẩm giàu Omega-3. Trong 100 g cá trích có chứa khoảng 2.366 mg Omega-3.
- Hạt lanh: hạt lanh là nguồn thực phẩm phong phú giàu acid alpha-linolecic, một loại của hợp chất Omega-3 với hàm lượng 2.350 mg Omega-3/10.3 g hạt lanh. Ngoài ra chúng còn chứa nguồn chất xơ dồi dào, magie và các chất dinh dưỡng khác.
- Quả óc chó: loại quả này chứa một lượng lớn đồng, mangan, vitamin E, các chất chống oxy hóa. Hàm lượng Omega-3 có trong quả óc cho là: 2.570 mg/ 28 g hạt.
- Đậu nành: hàm lượng Omega -3 có trong đậu nành là: 670 mg/47 g đậu nành rang khô hoặc 1443 mg/100 g hạt đậu nành.
Ngoài những thực phẩm nêu trên thì bạn có thể cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng các loại thưc phẩm khác cũng giàu Omega-3 như: trứng, cải Brussels.
Nguồn thực phẩm giàu Omega-3 cho trẻ em
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bổ sung Omega-3 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua thực phẩm vì một lý do nào đó (trẻ bị dị ứng với thức ăn, trẻ bị nhạy cảm với mùi thức ăn, loại thực phẩm đó khó tìm kiếm ở nơi bạn sinh sống…) thì bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm bổ sung Omega-3.
Một số sản phẩm như vậy có thể là: dầu cá, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng cung cấp Omega-3 cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bạn cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng những loại sản phẩm cho trẻ em.
Omega-3 có nhiều tác dụng tốt đến như vậy, nhưng nếu sử dụng quá mức cũng gây nguy hiểm tới cơ thể còn non nớt của trẻ nhỏ (như gây chảy máu trong cơ thể).
Vì vậy, bạn cần tìm hiểu liều lượng Omega-3 phù hợp mà trẻ nhỏ có thể sử dụng được. Theo một số tổ chức toàn cầu và quốc gia đã công bố hướng dẫn cho trẻ sơ sinh và trẻ em, nên sử dụng từ 50 - 100 mg mỗi ngày kết hợp EPA và DHA.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn đã thêm nhiều kiến thức hữu ích về tác dụng của Omega-3 đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các nguồn cung cấp Omega-3 dành cho trẻ em và sử dụng đúng cách. Chúc bạn có nhiều niềm vui trong cuộc sống và gặp nhiều may mắn nhé!
Viết bình luận