Kết quả này có được sau nhiều năm nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thực phẩm Chức năng (RIFF) thuộc Hội khoa học và Công nghệ Lương thực, Thực phẩm Việt Nam tiến hành điều tra, phân lập các loại rau cải họ Thập tự (Cruciferous), trong đó có súp lơ xanh - tên khoa học là rau cải Broccoli, trồng ở Việt Nam, nhất là ở ngoại thành Hà Nội và thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai).
Theo RIFF, hai hoạt chất trên đã được các nhà khoa học trên thế giới khẳng định là có khả năng kháng ôxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, đường ruột và tuyến tiền liệt, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ở những bộ phận này, đồng thời giúp điều trị chứng bệnh rối loạn ở da.
Giáo sư Lê Doãn Diên, Chủ tịch Hội đồng khoa học của RIFF, cho biết không phải giống rau cải nào, ngay cả các giống rau cải họ Thập tự, của các nước, cũng có hoạt chất sulforaphane và Indol-3-Carbinol.
Hiện RIFF đã phân lập, chiết xuất được khoảng 100g hoạt chất sulforaphane và đang nghiên cứu, phối hợp chất này với một số chất khác để sản xuất các loại thực phẩm chức năng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư. Dự kiến đến năm 2009, các loại thực phẩm chức năng này sẽ được đưa ra thị trường.
Trên cơ sở “sulforaphan nội”, RIFF cũng đã sản xuất thử nghiệm một số dược phẩm như Sulcuvina, Sulfovina và Sulfocream có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, chống viêm loét dạ dày, tá tràng, làm đẹp da và ngăn chặn sự lão hóa, tác động của tia cực tím đối với mắt.
Hiện nhiều nước trên thế giới đã sản xuất và đưa ra thị trường nhiều loại thực phẩm chức năng và dược phẩm có chứa hoạt chất chiết xuất từ rau súp lơ xanh. Theo Phó Viện trưởng RIFF Trần Hữu Thị, vấn đề cần quan tâm hiện nay là bảo quản súp lơ xanh sau khi thu hoạch, bởi sulphoraphanes là chất rất dễ bị phân hủy, nhất là trong môi trường nhiệt độ cao.
Viết bình luận