Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI): Cách lựa chọn thực phẩm cho người bệnh Đái tháo đường

Tình trạng đường huyết tăng cao sau khi ăn có lẽ không phải khái niệm quá xa lạ với người bệnh đái tháo đường. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên nhắm mục tiêu đường huyết sau ăn 1 - 2 giờ dưới 180mg/dL. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì việc lựa chọn thực phẩm, chế độ ăn đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, đa số chúng ta đều biết nguyên tắc đầu tiên là hạn chế ăn các thực phẩm thuộc nhóm glucid (tinh bột, đường). Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào thuộc nhóm glucid khi ăn vào cũng đều làm tăng lượng đường trong máu như nhau mà còn phụ thuộc vào một chỉ số gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Vậy, chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Trước hết phải khẳng định chỉ số đường huyết của thực phẩm là một chỉ số dùng cho thực phẩm, không phải chỉ số đường máu trong phiếu xét nghiệm của người bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết (GI) trong thực phẩm là một chỉ số đánh giá khả năng hấp thu nhanh/chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn có chất bột đường so với glucose, chỉ số này càng cao thì càng không có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường.

Dựa vào GI trong thực phẩm người ta thường chia làm 3 nhóm:

- Nhóm thực phẩm có GI thấp (GI dưới 55): bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh hay các loại trái cây như nho, mận, cà chua,… khi ăn vào đường huyết tăng lên từ từ, đều đặn và giảm xuống chậm rãi sẽ giữ nguồn năng lượng ổn định (làm tăng đường huyết chậm), khuyến cáo người ĐTĐ nên sử dụng nhóm thực phẩm này.

- Nhóm thực phẩm có GI trung bình (GI: 56 – 69): gồm những thực phẩm sau khi tiêu hóa sẽ tăng đường máu ở mức trung bình, nhóm thực phẩm này cần hạn chế và ăn một lượng nhỏ trong khẩu phần.

- Nhóm thực phẩm có GI cao (GI trên 70): như bánh mỳ trắng, bánh quy, nước ngọt sẽ làm tăng đường máu rất nhanh. Đây là nhóm thực phẩm mà người ĐTĐ cần tránh.

Dưới đây là chỉ số đường huyết trong một số thực phẩm thông dụng theo Viện dinh dưỡng Quốc gia:

Nhóm thực phẩm

Tên thực phẩm

Chỉ số đường huyết (GI)

Bánh mỳ

Bánh mỳ trắng

100

Bánh mỳ toàn phần

99

Lương thực

Gạo trắng

83

Lúa mạch

31

Yến mạch

85

Bột dong

95

Quả

Chuối

53

Táo

53

Dưa hấu

72

Cam

66

Xoài

55

Nho

43

Mận

24

Anh đào

32

Rau, củ

Khoai luộc

54

Khoai sọ

58

Cà rốt

49

Củ từ

51

Khoai bỏ lò

135

Đậu

Lạc

19

Đậu tương

18

Hạt đậu

49

Đậu nướng

62

Sữa

Sữa gầy

32

Sữa chua

52

Kem

52

Như vậy, chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là thước đo đánh giá thực phẩm đó làm tăng đường huyết sau ăn nhanh hay chậm. Bên cạnh đó, để kiểm soát lượng đường tốt đường huyết cho người ĐTĐ ngoài lựa chọn GI của thực phẩm thì cần lưu ý lượng thực ăn vào trong từng khẩu phần của người bệnh.

Đánh giá bài viết

Tin liên quan

Viết bình luận