
Curcumin được chiết từ củ nghệ (Curcuma longa L.) đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước ở Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài thành phần Curcumin, trong củ nghệ còn chứa hai thành phần demethoxycurcumin (DMC) và bisdemethoxycurcumin (BDMC). Hỗn hợp các thành phần Curcumin, DMC, BDMC được gọi là curcuminoid và trong đó:
Cấu trúc của curcumin lần đầu tiên được mô tả bởi Lampe và Milobedeska vào năm 1910 và được gọi là diferuloylmethane.
Công thức hóa học của Curcumin và các dẫn xuất của nó
Curcumin có cấu trúc β-diketone vì vậy, nó có thể tồn tại dưới dạng đồng phân hình học cis hoặc trans và đồng phân tautomer hóa cis – enol.
3.1 Curcumin tác dụng chống viêm tốt
Curcumin đã được chứng minh về hiệu quả chống viêm của mình trong các bệnh lý như viêm ruột, viêm loét dạ dày, đại tràng hay viêm xương khớp. Cơ chế chống viêm của curcumin là ức chế enzym lipoxygenase và cycloxygenase trong quá trình chuyển đổi acid arachidonic, từ đó ức chế giải phóng các chất gây viêm.
Một thử nghiệm lâm sàng đánh giá khả năng giảm tiết COX-2 của curmin so với diclofenac trong bệnh viêm khớp. Mẫu nghiên cứu gồm 80 người chia làm 2 nhóm điều trị trong vòng 4 tuần, sau đó đánh giá khả năng tiết COX-2 trước và sau khi điều trị
Kết quả: Khả năng ức chế COX-2 của curcuminoid ở liều 90mg/ ngày tương đương với diclofenac liều 75mg/ ngày
3.2 Curcumin có tác dụng chống ung thư:
Sử dụng curcumin cùng với liệu pháp điều trị được chứng minh có lợi cho bệnh nhân mắc một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, vú, tụy,…
Một nghiên cứu lâm sàng về curcumin của N. Dhillon và cộng sự (2008) trên bệnh nhân ung thư tuyến tụy - một trong những loại ung thư phổ biến hiện nay, sử dụng curcumin với liều 8g/ngày đường uống trong 8 tuần.
Kết quả cho thấy: bệnh nhân có hiệu quả giảm kích thước khối u, kích thích quá trình apoptosis của tế bào ung thư thông qua điều chỉnh p53 (
3.3 Bệnh tiểu đường
Đái tháo đường (ĐTĐ) hay còn gọi tiểu đường là một bệnh lý chuyển hóa mãn tính, đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Thường được phân thành 3 loại chính: ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2 và ĐTĐ thai kỳ. Nghiên cứu mở rộng trong nhiều năm qua đã chỉ ra rằng các cytokine tiền viêm và stress oxy hóa đóng một vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường type 2. Do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nó, curcumin được cho là một lựa chọn điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh đái tháo đường típ 2.
Một nghiên cứu Usharani và cộng sự (2008) đã đánh giá tiềm năng của một chế phẩm của curcuminoids chống lại stress oxy hóa và các dấu hiệu viêm ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Bảy mươi hai bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường típ 2 được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm 1 để nhận curcumin,( 300mg, hai lần một ngày), atorvastatin (10 mg, một lần một ngày), và nhóm giả dược trong 8 tuần. Kết quả điều trị bằng curcumin cải thiện đáng kể chức năng nội mô và giảm stress oxy hóa (MDA) và các dấu hiệu viêm (IL-6, TNFα, endothelin-1) ở những bệnh nhân này.
Các nghiên cứu liên quan cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng curcumin trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 cũng với insulin giúp giảm lượng đường trong máu, giảm stress oxy hóa và an toàn với người sử dụng
Ngoài ra, curcumin cũng được nghiên cứu trong việc cải thiện trên nhiều bệnh lý khác như Alzheimer, bệnh vẩy nến, tim mạch,…. Do đó, curcumin dạng nano kỳ vọng sẽ mang đến những bước tiến gần hơn trong việc ứng dụng rộng rãi curcumin trong lĩnh vực sức khỏe con người.
3 năm kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi trên mẫu bao bì.
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng (RIFF)
Địa chỉ: Số 244 - 246 đường Hồ Tùng Mậu, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Viết bình luận