Từ lâu, nghệ đen và nghệ vàng đều là những vị thuốc quý trong dân gian luôn được các thầy thuốc đông y quan tâm và đưa vào nhiều bài thuốc cụ thể để chữa trị nhiều bệnh. Thế nhưng, có lẽ khi cầm trên tay 2 loại nghệ đen và nghệ vàng thì không ít người trong chúng ta đều sẽ có chung một số suy nghĩ như: Hai loại nghệ này trị được bệnh gì và Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn?
Và nếu bạn cũng đang có thắc mắc như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu vấn đề này ngay dưới dưới đây.
Điều đầu tiên mà nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao nghệ đen và nghệ vàng lại được gọi chung với cái tên là “nghệ”? Điều này là do cả nghệ đen và nghệ vàng đều thuộc cùng một họ thực vật, đó chính là họ Gừng (Zingiberaceae).
Tuy cùng chung một họ nhưng giữa chúng đều có những đặc điểm khác nhau về cả hình dạng bên ngoài, mùi vị lẫn cả công dụng của chúng.
Nghệ vàng còn có tên gọi khác là khương hoàng, tên khoa học của loại nghệ này là Curcuma longa L., họ Gừng (Zingiberaceae). Củ nghệ mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng có màu vàng nhạt đến vàng cam.
Theo quan điểm của y học cổ truyền thì củ nghệ có vị cay đắng, hơi ngọt, tính mát có tác dụng hành khí, giải uất, lương huyết phá ứ.
Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Văn Đàn (Viện Dược liệu Quốc gia) đã phân lập được trong củ nghệ vàng có hỗn hợp các chất màu với hàm lượng 3.5 – 4% và hàm lượng curcumin tinh khiết 1.5 – 2%. Cũng theo các nhà nghiên cứu thì từ 100 kg củ nghệ vàng có thể tách chiết được 5 kg curcumin.
Trong đó đáng chú ý là thành phần chất curcumin được nghiên cứu và chứng minh là có nhiều tác dụng dược lý có lợi cho sức khỏe của con người như:
Trong dân gian đã ứng dụng để điều trị một số bệnh như củ nghệ tươi được giã nhỏ vắt lấy nước bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi để tránh để lại sẹo. Không những vậy, củ nghệ còn được dùng để chữa khí huyết uất trệ, bụng sườn đau, thổ huyết, ra máu cam, đái ra máu và nhiệt bệnh hôn mê. Ngày dùng 2 – 10g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Trong y học Ấn Độ, nghệ cũng được sử dụng làm chất để tiêu, bổ, lọc máu, chữa sốt rét, trộn với sữa nóng để trị cảm lạnh. Nước ép nghệ tươi được dùng làm thuốc chống ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da.
Trong y học Trung Quốc, nghệ dùng làm thuốc giảm đau, cầm máu, tăng cường chuyển hóa, được dùng trong loét dạ dày, chảy máu dạ dày do loét (phối hợp với các dược liệu khác), đái ra máu và các bệnh khác. Dùng ngoài dạng bột chữa vết thương, trĩ, viêm mủ da và bệnh nấm tóc.
Bên cạnh đó, y học cổ truyền của dân tộc cũng đã ứng dụng nghệ vàng vào trong một số bài thuốc:
Nghệ vàng có nhiều tác dụng
Nghệ đen có tên khoa học là Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe, họ Gừng (Zingiberaceae), ngoài ra nghệ đen còn có tên gọi khác là nga truật.
Thành phần hóa học chính có trong nga truật chính là tinh dầu, sesquiterpen.
Theo quan điểm y học cổ truyền, nga truật có vị cay, đắng, tính ôn, quy vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu tích hóa thực.
Đông y sử dụng nghệ đen để chữa chứng táo bón, đầy hơi, đau bụng. Ngoài ra, nghệ đen cũng là thành phần của nhiều bài thuốc như:
Nghệ đen cũng là vị dược liệu quý trong y học cổ truyền
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng cả nghệ đen và nghệ vàng có thành phần hóa học và những công dụng hoàn toàn khác nhau.
Trong nghệ vàng có chứa thành phần nổi bật là curcumin nên có tác dụng chủ yếu là ức chế quá trình lão hóa của cơ thể, làm lành vết thương, chữa viêm loét dạ dày, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Nhưng với nghệ đen thì điều này hoàn toàn khác, thành phần chủ yếu có trong nghệ đen là các serquiterpen và tinh dầu. Và tác dụng chủ yếu của loại nghệ này chính là phá huyết, làm tan các cục máu đông trong nhiều bệnh lý, chữa ăn uống khó tiêu.
Chính vì sự khác nhau như vậy mà chúng ta rất khó để có thể so sánh nghệ đen và nghệ vàng thì nghệ nào tốt hơn. Mỗi loại nghệ lại có đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe riêng biệt nên chúng ta không thể khẳng định cái nào tốt hơn cái nào được.
Tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể lựa chọn sử dụng nghệ đen hoặc nghệ vàng sao cho phù hợp.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn và giải đáp được thắc mắc: Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn? Chúc bạn sẽ sử dụng nghệ thật hiệu quả và an toàn nhé.
Viết bình luận