Tác dụng của Berberin với bệnh tiểu đường tuýp 2

Berberine là một trong những loại isoquinoline alkaloid xuất hiện trong nhiều loại thực vật, trong đó có nhiều trong Hoàng liên. Berberin cũng được sử dụng trong y học dân gian của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác khoảng hơn 400 năm nay với nhiều tác dụng, trong đó có việc chữa trị bệnh tiểu đường.

Các cơ chế của Berberin đối với cơ chế bệnh sinh tiểu đường bao gồm:

  • Phòng ngừa tình trạng tăng đường huyết.
  • Ức chế quá trình stress oxi hóa.
  • Giảm nhẹ biến chứng của bệnh tiểu đường.

1. Berberin giúp phòng chống tăng đường huyết

Theo nhiều nghiên cứu thì Berberin có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa glucose thông qua việc kích thích glycolysis (quá trình đường phần) bằng cách:

  • Tăng cường hoạt động glucokinase.
  • Tăng tiết insulin.
  • Ức chế quá trình tân tạo đường và hình thành mỡ ở gan.

Trước đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Berberin có thể tăng cường sự vận chuyển glucose vào huyết tương và cải thiện độ nhạy insulin trong các tế bào cơ tim H9c2 kháng insulin, thông qua việc kích hoạt AMPK (5’-adenosine monophosphate kinase).

Nhưng với những nghiên cứu gần đây cho thấy, Berberin còn thêm một tác dụng nữa là tăng cường sự tiêu thụ glucose ở cả tế bào cơ tim H9c2 bình thường lẫn cả kháng insulin.

Trong trường hợp người bệnh kháng insulin (chiếm hơn 80% sự thất bại trong việc kiểm soát glucose trong cơ thể người bệnh) cho thấy sự suy giảm trong con đường truyền tín hiệu protein kinase B.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc điều trị bệnh nhân tiểu đường đã kháng insulin bằng berberin đã làm tăng quá trình phosphoryl hóa protein kinase B trong các tế bào cơ tim H9c2 kháng insulin thông qua kích hoạt AMPK.

Ngoài ra, cơ chế khác cũng được đưa ra để giải thích tác dụng của Berberin trong việc cân bằng nội môi của glucose trong cơ thể. Theo đó, Berberin cũng đã được chứng minh là làm tăng bài tiết insulin – chất điều hòa nồng độ glucose trong cơ thể và làm tăng sinh tế bào MIN6 β.

Và do đó, berberin hoạt động như một tác nhân gây nhạy cảm insulin và nsulinotropic.

Berberine chống tăng đường huyết hiệu quả

Berberine chống tăng đường huyết hiệu quả

2. Berberine là tác nhân chống oxy hóa trong bệnh sinh tiểu đường

Các dạng oxi hoạt động (Reactive oxygen species - ROS) thường được xem là sản phẩm phụ độc hại của quá trình trao đổi chất.

Và các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các dạng oxi hoạt động ROS có liên quan đến tình trạng kháng insulin, dẫn đến sự chết rụng và tổn thương của tế bào β ở đảo tụy trong các mô hình bệnh lý tiểu đường tuýp 2.

Ngoài ra, berberine cũng đã được chứng minh là làm giảm quá trình stress oxy hóa ở những bệnh nhân tiểu đường. Stress oxy hóa (oxidative stress – tinh trạng cơ thể dư thừa gốc tự do và không thể trung hòa được) cũng góp phần vào sự gia tăng các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm: bệnh thận, bệnh võng mạc và bệnh lý về thần kinh.

Hoạt động chống oxy hóa của BBR cũng có thể liên quan đến sự điều hòa biểu hiện uncoupling protein 2 (UCP2). UCP2 là một protein màng trong ty thể có liên quan tiêu cực đến sự hình thành ROS và stress oxy hóa.

Không những vậy, việc sử dụng berberin còn có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch ở chuột và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở chuột, và điều này có liên quan đến sự điều hòa của UCP2.

3. Berberin giúp làm giảm biến chứng tiểu đường

Các biến chứng liên quan tới tim mạch

Rối loạn chức năng nội mạc và các bệnh lý về tim mạch là một trong những biến chứng của tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu thì việc điều trị bằng berberin có thể giúp làm cải thiện chức năng nội mạc và giúp kiểm soát các bệnh lý về tim mạch.

Hơn thế nữa, một số nghiên cứu cho thấy berberin có tác dụng chống loạn nhịp tim, cải thiện trí nhớ, giảm tình trạng rối loạn thận ở bệnh nhân tiểu đường.

Tác dụng bảo vệ cơ tim của berberin không chỉ đơn giản là gián tiếp thông qua quá trình kiểm soát chuyển hóa lipid, cân bằng nội môi glucose mà dường như còn là hoạt động trực tiếp cải thiện hoạt động và chức năng cơ tim.

Không dừng lại đây, berberin còn làm giảm tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ và làm giảm kích thước cơ tim thất trái ở chuột bị chứng phì đại tim do biến chứng của tiểu đường.

Biến chứng liên quan tới thận

Berberin có khả năng cải thiện tỷ lệ trọng lượng của thận so với trọng lượng cơ thể, làm giảm thể tích cầu thận, đường huyết lúc đói, nitơ ure máu, creatinine máu (Cr) và protein nước tiểu 24 giờ trong mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin gây ra.

Ngoài ra, berberin còn làm giảm tình trạng phì đại thận qua trung gian bằng cách tăng tổng hợp yếu tố tăng trưởng beta 1 và tích lũy fibronectin – đặc điểm bệnh lý quan trọng trong bệnh tiểu đường.

Biến chứng liên quan tới hệ thần kinh

Điều trị bằng berberin được chứng minh là cải thiện đáng kể tốc độ dẫn truyền thần kinh và ức chế giải phóng glutamate từ vỏ não ở chuột.

Một báo cáo gần đây cho thấy berberin có khả năng cải thiện chứng mất ngủ trong một mô hình chuột mắc các bệnh lý về thần kinh do tiểu đường gây ra.

Bên cạnh đó, berberin còn có tác dụng chống suy nhược thần kinh và điều này có liên quan đến sự ức chế aldose reductase.

Berberine giúp giảm biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường

Berberine giúp giảm biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường

4. Berberin là tác nhân chống viêm

Vai trò của viêm trong cơ chế bệnh sinh tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng của căn bệnh này đã được ghi nhận. Các cytokine gây viêm như interleukin-6, nitric oxide synthase cảm ứng (iNOS), cyclooxygenase-2 (COX2), đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý của bệnh tiểu đường.

Số lượng quá nhiều iNOS trong các tế bào có thể dẫn đến việc sản xuất lượng lớn oxit nitric và điều này có liên quan đến sự tiến triển của tình trạng kháng insulin.

COX2 là một enzyme chủ chốt để tổng hợp prostaglandin, là chất trung gian quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh tiểu đường và bệnh thận đái tháo đường.

Và berberin được chứng minh là giảm sự biểu hiện của các cytokin gây viêm bằng cách ức chế quá trình phosphoryl hóa IKK kinase-β dẫn tới sự ổn định của IKK kinase – α.

Hơn nữa, tác dụng chống viêm của berberin có thể thực hiện thông qua AMPK. Ức chế hoạt động AMPK đã làm giảm việc sản xuất của các cytokine tiền viêm iNOS và COX2 trong các đại thực bào.

5. Điểm hạn chế của berberin trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ngoài những tác dụng tuyệt vời đối với bệnh nhân tiểu đường như đã nêu ở trên thì việc sử dụng berberin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ít gặp như:

  • Đau bụng nhẹ thoáng qua.
  • Rối loạn cơ xương.
  • Gây độc cho gan.

Tuy nhiên, nhìn chung trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng thì berberin đều đã được chứng minh là an toàn.

Sinh khả dụng đường uống kém là một hạn chế khác của berberin. Điều này là do sự hiện diện của P-glycoprotein trong tế bào ruột, một loại adenosine triphosphate hoạt động có tác dụng đẩy berberin vào lòng ruột, do đó hạn chế sự hấp thu của chất này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về dược động học của berberin cho thấy chất này chỉ có thể đạt được nồng độ gây ra tác dụng dược lý khi ở dạng là các phân tử nano. Vì vậy, để phát huy tác dụng của hoạt chất này đối với bệnh nhân tiểu đường đòi hỏi các nhà khoa học cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về dạng bào chế.

Berberin có nhiều hạn chế về sinh khả dụng

Berberin có nhiều hạn chế về sinh khả dụng

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ về tác dụng của berberin đối với bệnh tiểu đường tuýp 2 đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này. Chúc bạn và gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)