Giải mã bí ẩn: Địa liền có tác dụng gì?

Khám phá những bí ẩn về tác dụng của địa liền sẽ giúp các nhà khoa học có thể ứng dụng vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Và nếu như tác dụng của địa liền đang là mối quan tâm của bạn thì còn chần chừ gì nữa, hãy đọc ngay những thông tin quan trọng dưới đây nhé.

1. Những tác dụng dược lý của địa liền

Từ xa xưa, ông cha ta đã phát hiện nhiều tác dụng của địa liền nhưng vẫn chưa được chứng minh một cách cụ thể. Thật may mắn là các khoa học hiện nay đã tiến hành nhiều thử nghiệm và xác định được một số tác dụng dược lý quan trọng của địa liền trên người, mời bạn cùng tìm hiểu những phần tiếp theo để biết chính xác nhé.

1.1. Địa liền có tác dụng giảm đau

Các nhà khoa học đã tiến hành mô hình gây đau nội tạng động vật bằng cách tiêm dung dịch acid acetic 0.6% vào xoang bụng chuột nhắt trắng để tạo nên những cơn đau quặn. Tiếp theo, cho chuột nhắt trắng uống dùng địa liền với liều 5g/kg thể trọng bằng đường uống.

Kết quả của thí nghiệm thấy rằng, một giờ sau khi sử dụng địa liền,  chuột nhắt trắng đã giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau.

Còn nếu tiến hành mô hình thí nghiệm gây đau bằng sức nóng, tăng nhiệt độ thì địa liền không thể hiện tác dụng giảm đau kiểu morphin.

1.2. Địa liền có tác dụng chống viêm

Trên mô hình gây phù bàn chân chuột nhắt trắng bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin 10%, sau đó sử dụng địa liền để đánh giá khả năng chống viêm khi dùng dưới dạng cao cồn với liều 10g/kg thể trọng và dạng cao nước với liều 10g/kg thể trọng thì thu được kết quả như sau:

  • Dạng cao cồn thì khả năng ức chế viêm là 63%.
  • Dạng cao nước thì khả năng ức chế viêm là 60%.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng báo cáo được kết quả rằng tinh dầu và tinh thể chiết từ địa liền cũng có tác dụng chống viêm tương tự.

“Kapurkachari” là một sản phẩm nổi tiếng với tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau như ho, viêm loét,… Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chữa đầy hơi, chướng bụng và làm mỹ phẩm. Sản phẩm này bao gồm các thành phần thân rễ của 3 cây cụ thể như sau:

  • Hedychium spicatum Buch. Ham. Ex Smith.
  • Kaempferia galanga Limn.
  • Curcuma zedoaria Rosc. (nghệ đen)

Tất cả các cây này đều thuộc một phân lớp Scitaminae, họ Zingiberaceae và cả 3 loại cây này đều chứa các loại tinh dầu, nhựa, tinh bột…

Tiến hành các thí nghiệm và đã chứng tỏ rằng dịch chiết ethanol của tất cả 3 thân rễ đều ức chế sự hình thành phù nề chân có ý nghĩa trong điều trị cấp với tác nhân carageenan gây phù nề chuột, cụ thể như sau:

  • Hedychium spicatum có khả năng ức chế viêm 55.54%
  • Kaempferia galanga có khả năng ức chế viêm 50.98%
  • Curcuma zedoaria có khả năng ức chế viêm 39.78%

Tác dụng chống viêm của địa liền được giải thích là do hoạt chất Ethyl-p-methoxycinnamat có tác dụng chống viêm như các thuốc NSAIDs do khả năng ức chế cả COX-1 và COX-2 không chọn lọc. Tuy nhiên, sự ức chế COX-2 là rõ rệt hơn (57.82%) so với COX-1 (42.9%).

Các kết quả nghiên cứu cũng đưa ra nhận định rằng Ethyl-p-methoxycinnamat có lợi thế hơn indomethacin trong điều trị viêm, nhất là đối với bệnh nhân loét dạ dày.

1.3. Địa liền có tác dụng hạ sốt

Trên thỏ gây sốt thực nghiệm bằng pyrogen chuẩn (natri nucleinat), sau đó địa liền được dùng với liều 5g/kg bằng đường uống, sau 2 giờ sau khi dùng địa liền thì thấy kết quả như sau: chuột hạ sốt từ 0.4 -0.5°C so với nhóm đối chứng.

1.4. Các tác dụng khác của địa liền

Nhiều tác dụng của địa liền là do thành phần Ethyl-p-methoxycinnamat đem lại, hoạt chất này đã được nghiên cứu và chứng minh những tác dụng như sau:

- Gây độc cho tế bào gây bệnh bạch cầu promyelocytic HL-60 ở người với IC50 (nồng độ ức chế đối tượng thử 50%) = 35.69 µmol/l, gây độc cho tế bào gây bạch cầu cấp tính monocytic THP -1 ở người với IC50 = 41.23 µmol/l, tế bào gây ung thư phổi A-549 ở người với IC50 = 50.35 µmol/l.

- Ức chế một số loại nấm:  Candida albicans, Trichophyton rubum, Trichophyton mentagrophytes, Microsorum gypseum… vi khuẩn Mycobacterium tuberculosi…

- Ức chế 1 số enzym: COX-1, COX-2, MAO, nấm men bánh mì α-glucosidase…

- Ức chế tổng hợp melamin do ức chế enzyme tổng hơp sắc tố da melamin: α-melanocyte stimulating hormone (α-MSH), tyrosinase.

Cơ chế ức chế tổng hợp melamin của hoạt chất này là như sau:

Trong một hệ thống tế bào, Ethyl-p-methoxycinnamat không có tác dụng trực tiếp trên hoạt động oxy hóa enzym tyrosinase, tuy nhiên hoạt chất này lại ức chế hoạt động của tyrosinase trong B16F10 - tế bào hắc tố.

Do đó, phân tích được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của Ethyl-p-methoxycinnamat trên Microphthalmia-associated transcription factor (MITF) là yếu tố chính phiên mã và kiểm soát biểu hiện của tyrosinase.

Điều trị bằng 25 mg/ml ethyl-p-methoxycinnamat trong 24 giờ giảm đáng kể mức MITF và tyrosinase trong tế bào α-MSH-stimulated B16F10

- Ngoài ra, Ethyl-p-methoxycinnamat có cấu tạo hóa học có chứa các nhân thơm và nối đôi đễ bị oxy hóa, có khả năng hấp thụ UV-Vis. Vì vậy, Ethyl-p-methoxycinnamat là thành phần hay được sử dụng trong kem chống nắng và làm trắng da.

- Cảm ứng enzym gan cyt P450s: CYP1A và CYP2B

Địa liền có nhiều tác dụng dược lý

Địa liền có nhiều tác dụng dược lý

2. Cây địa liền chữa bệnh gì? (Công dụng của địa liền)

Theo đông y, địa liền có vị cay, tính ôn, quy kinh tâm, tỳ, vị có tác dụng ôn trung, tán hàn, trừ thấp, tiêu thực, bạt khí.

2.1. Cây địa liền chữa các bệnh liên quan tới tiêu hóa

Theo kinh nghiệm dân gian, địa kiền được dùng để chữa ngực bụng lạnh đau, tiêu chảy, dùng làm thuốc kiện vị, hỗ trợ tiêu hóa chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm ho, nôn mửa, hen suyễn.

Liều dùng: ngày 3-6 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên, thuốc hãm.

2.2. Cây địa liền chữa xương khớp và cách ngâm rượu địa liền

Cây địa liền cũng là vị thuốc quý và có lợi cho xương khớp. Cụ thể là rượu địa liền có thể dùng để xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn.

Cách ngâm rượu địa liền như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Củ địa liền phơi khkoo và thái lát mỏng: 100 g
  • Huyết giác: 50 g
  • Thiên niên kiện: 40g
  • Trần bì: 20g
  • Tiểu hồi: 20g
  • Rượu trắng 40°: 1 lít

- Cách ngâm: Lần lượt bỏ các vị thuốc trên vào bình rượu đã có sẵn, ngâm trong 10 ngày là có thể sử dụng được.

- Cách dùng: Dùng rượu thoa vào những vùng bị đau, bóp đều cho rượu ngấm vào các cơ xương khớp.

2.3. Củ địa liền chữa ho và ngạt mũi

Nước chiết củ địa liền dùng để trị ho, làm bớt hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi. Lá và củ cũng dùng để ngậm cho bớt ho và ngạt mũi.

Ngoài ra, rễ địa liền còn được chiết xuất tinh dầu và ứng dụng trong sản xuất thành kem làm thơm tóc.

Ở Philipine, nước sắc địa liền chữa đầy bụng khó tiêu, sốt rét, lá địa liền còn được hơ nóng giã nát và đắp chữa tê thấp. Ở Malaysia,thân rễ địa liền được dùng chữa huyết áp cao, lở loét, hen suyễn, chữa cảm lạnh. Lá và thân rễ nhai ngậm chữa ho và đau họng. Một vài nơi dùng lá và thân rễ Địa liền làm rau ăn sống.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ về tác dụng của địa liền và cách sử dụng địa liền trong điều trị bệnh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc quý này.

 

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Viết bình luận