Đầu năm 2020, chúng ta đã chứng kiến một tình trạng y tế khẩn cấp, đe dọa tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng của con người do một loại vi rút mới đó là Corona hay còn gọi là COVID -19. Loại vi rút này có tốc độ truyền bệnh nhanh chưa từng thấy và có thể gây viêm phổi và hàng loạt tình trạng nguy hiểm khác về sức khỏe.
Vậy bạn đã hiểu rõ về loại vi rút này chưa? Triệu chứng của chúng ra sao? Nguyên nhân và cách phòng ngừa sự lây nhiễm loại vi rút này như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Vi rút Corona còn có tên khoa học là SARS-CoV-2 được cho là bắt nguồn từ một chợ hải sản và thú rừng hoang dã tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
Bệnh gây ra bởi vi rút SARS-CoV-2 được gọi là Covid – 19, viết tắt của bệnh corona virus 19.
Kể từ đó đến nay, đã có hơn 150 quốc gia trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng và bùng phát dịch bệnh như Italy, Anh, Pháp, Đức, Mỹ… Dịch bệnh do loại vi rút này đã cướp đi sinh mạng của hơn 9.000 người trên khắp thế giới.
Nhận thấy tình hình dịch bệnh diễn biến nguy hiểm, phức tạp, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức tuyên bố dịch Covid – 19 do vi rút Corona chủng mới là đại dịch trên toàn cầu.
Dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc
Các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 có thể xuất hiện từ hai đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh và bao gồm:
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID-19 có thể từ rất nhẹ đến nặng, thậm chí thì một số người không có triệu chứng. Những người lớn tuổi hoặc có các tình trạng y tế mãn tính hiện có như bệnh tim hoặc phổi hoặc tiểu đường… có thể có triệu chứng bệnh nghiêm trọng cao hơn.
Cần cảnh giác cao với những triệu chứng của người nhiễm vi rút corona
Các corona virus đều là các hợp tử, điều này có nghĩa là chúng phát triển đầu tiên ở động vật trước khi phát triển ở người.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng virus có thể đã được truyền từ dơi sang người hoặc từ dơi sang các dộng vật khác (như rắn hoặc tê tê chẳng hạn), sau đó truyền sang người.
Để virus truyền từ động vật sang người, một người cần phải tiếp xúc gần gũi với động vật mang mầm bệnh. Khi virus corona phát triển ở người, chúng có thể lây từ người sang người qua các con đường như sau:
Có thể nói đây là virus Corona “không chừa một ai”, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc loại virus này. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm rất cao mà chúng ta cần biết để nâng cao tinh thần cảnh giác như:
- Người tiếp xúc với dịch tiết nước bọt, nước mũi của bệnh nhân mắc SARS-CoV-2, người đi từ vùng dịch về.
- Nam giới lớn tuổi dường như đặc biệt nhạy cảm với loại virus này. Đó là báo cáo cuối tháng 1 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy độ tuổi trung bình của những người có kết quả dương tính với loại virus corona này là khoảng 45 tuổi và hơn 2/3 trong số này là nam giới.
- Tiếp viên hàng không, phi công hoặc nhân viên phục vụ phương tiện công cộng khác (tàu hỏa, xe buýt): đây là nhóm đối tượng thường xuyên tiếp xúc với nhiều người và nếu không có biện pháp bảo vệ bản thân tốt thì nguy cơ lây nhiễm cũng là rất cao.
- Bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế: Trong cuộc chiến với căn bệnh viêm phổi do virus corona gây ra tại Vũ Hán, Trung Quốc đã ghi nhận khoảng hơn 2.000 bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên y tế bị lây nhiễm. Và không ít người trong số họ đã không còn không qua khỏi vì bị kiệt sức, cơ thể không chống đỡ được sự tấn công của loại virus nguy hiểm này.
Khi nghi ngờ bản thân mình hoặc những người xung quanh có những biểu hiện nhiễm Covid – 19, bạn nên bình tĩnh gọi tới đường dây nóng của Bộ Y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời, phòng tránh lây nhiễm ra nhiều người xung quanh.
COVID-19 có thể được chẩn đoán tương tự như các tình trạng khác do nhiễm virus: sử dụng mẫu máu, nước bọt hoặc mẫu mô. Sau đó mẫu được gửi đến cơ sở xét nghiệm để xác nhận sự hiện diện của loại virus.
Tuy nhiên, quá trình xét nghiệm không thể chỉ diễn ra 1 lần mà có thể khẳng định chắc chắn rằng người nào đó có nhiễm bệnh hay không. Quá trình xét nghiệm thường được tiến hành 2-3 lần, hoặc thậm chí là 4 lần nếu bác sĩ nghi ngờ có biểu hiện nhiễm bệnh, mỗi lần cách nhau 2 ngày.
Cho tới hiện nay, chúng ta vẫn đang nghiên cứu vắc xin và thuốc điều trị căn bệnh này và vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để.
Các phương pháp điều trị hiện nay đều tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhân, theo dõi chặt chẽ các thông số liên quan tới sức khỏe của người bệnh như: nhịp tim, huyết áp, nhịp thở… của người bệnh.
Cụ thể là hiện nay, chúng ta đã áp dụng một số phương pháp điều trị loại virus này như sau:
Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là một loại viêm phổi thường được gọi là viêm phổi Vũ Hán hay corona virus mới năm 2019 (NCIP).
Kết quả từ một nghiên cứu năm 2020 có kết quả như sau: 138 người nhập viện tại Vũ Hán, Trung Quốc bị viêm phổi do corona virus cho thấy 26% những người nhập viện có trường hợp nặng và cần được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt. Trong đó thì có khoảng 4,3% những người này đã chết vì loại viêm phổi này.
Ngoài ra thì các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy các biến chứng sau đây ở những bệnh nhân tiến triển mắc COVID-19:
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh này chính là tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với những người đang có triệu chứng của bệnh COVID-19 hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nào. Nếu bạn đi vào khu vực đông người thì cần phải đeo khẩu trang y tế và không được cho tay vào mặt ngoài của khẩu trang.
Tiếp theo đó là bạn cần vệ sinh cơ thể và vật dụng xung quanh thật tốt để tránh sự xâm nhập của loại virus này vào trong cơ thể. Một số biện pháp phòng ngừa dưới đây mà bạn cần ghi nhớ đó chính là:
Rửa tay thường xuyên trong ít nhất 20 giây mỗi lần bằng nước ấm và xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sau khi rửa tay xong, bạn nên sử dụng khăn giấy dùng 1 lần để lau khô tay và bỏ khăn giấy vào thùng rác.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có kiến thức chính xác về loại vi rút này, đường lây nhiễm và cách phòng ngừa chúng hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn lạc quan, có sức khỏe tốt và cùng cộng đồng chiến thắng căn bệnh này nhé.
Viết bình luận