Phân biệt bệnh do vi rút Corona với bệnh cảm cúm thông thường

Cả hai loại bệnh COVID-19 do vi rút Corona gây ra và cúm thông thường đều là những bệnh về đường hô hấp lây từ người sang người và đều có nhiều triệu chứng giống nhau làm chúng ta rất khó phân biệt. Chắc hẳn bạn cũng đã từng thắc mắc rằng giữa 2 bệnh này có điểm gì khác nhau đúng không nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng

Trước hết để giúp bạn dễ dàng nhận biết các bệnh này, chúng tôi xin đưa ra một số điểm khác biệt giữa bệnh COVID-19 và bệnh cảm cúm thông thường.

Những người bị cúm thường sẽ gặp các triệu chứng trong vòng 1 đến 4 ngày. Còn những triệu chứng của COVID-19 có thể phát triển trong khoảng 1 – 14 ngày. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2020, thời gian ủ bệnh trung bình cho COVID-19 là khoảng 5,1 ngày.

Bên cạnh đó thì thời gian ủ bệnh cảu cảm lạnh là khoảng từ 1 đến 3 ngày.

Các triệu chứng của COVID-19 tương tự ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì trẻ em thường bị sốt và các triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh, chẳng hạn như sổ mũi và ho.

Bảng dưới đây phác thảo các triệu chứng của COVID-19, cúm và cảm lạnh để giúp bạn có thể so sánh dễ dàng hơn:

Các triệu chứng

COVID - 19

Cúm

Cảm lạnh

Thời gian ủ bệnh

1 – 14 ngày

1 – 4 ngày

1 – 3 ngày

Triệu chứng khởi phát

Dần dần

Đột ngột

Dần dần

Sốt

Phổ biến

Phổ biến

Hiếm

Ho

Phổ biến

Phổ biến

Vừa đến nặng

Mệt mỏi

Phổ biến

Phổ biến

Thỉnh thoảng

Chảy nước mũi

Thỉnh thoảng

Thỉnh thoảng

Phổ biến

Ngạt mũi

Thỉnh thoảng

Thỉnh thoảng

Phổ biến

Tiêu chảy

Thỉnh thoảng

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Nhức mỏi toàn thân

Thỉnh thoảng

Phổ biến

Nhẹ

Đau họng

Thỉnh thoảng

Thỉnh thoảng

Phổ biến

Đau đầu

Thỉnh thoảng

Phổ biến

Hiếm khi

Chán ăn

Thỉnh thoảng

Phổ biến

Thỉnh thoảng

Hơi thở gấp, thở ngắn

Phổ biến

Thỉnh thoảng

Vừa phải

Các vấn đề về hô hấp

Phổ biến

Thỉnh thoảng

Thỉnh thoảng

 

2. Mức độ nghiêm trọng và tử vong

Các triệu chứng của COVID – 19 và cúm có thể từ nhẹ đến nặng và cùng có thể gây ra viêm phổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định các triệu chứng nhẹ của COVID-19 có nghĩa là một người sẽ không cần phải nhập viện. WHO phân loại các trường hợp nhẹ bao gồm các triệu chứng như sau:

  • sốt
  • ho
  • mệt mỏi
  • ăn mất ngon
  • nghẹt mũi
  • đau họng
  • đau đầu

Theo WHO, khoảng 15% trường hợp COVID-19 là nghiêm trọng và 5% là nguy kịch. Những người trong tình trạng nguy kịch cần có sự hỗ trợ của máy thở, tăng khả năng nhiễm trùng nặng và mức độ nghiêm trọng cao hơn so với cúm.

Bệnh COVID-19 cũng nguy hiểm hơn so với các bệnh cảm cúm thông thường khác. Theo WHO, tỷ lệ tử vong của COVID-19 dường như cao hơn so với cúm.

So với bệnh cúm, nghiên cứu về COVID-19 vẫn đang ở giai đoạn đầu. Những ước tính này có thể thay đổi theo thời gian.

3. Đường lây truyền

Cả vi rút SARS-CoV-2 và vi rút cúm đều có thể lây lan từ người sang người. Những giọt nhỏ chứa virus có thể truyền từ người bị nhiễm bệnh sang người khác, điển hình là qua mũi và miệng thông qua ho và hắt hơi.

Ngoài ra, vi rút cũng có thể sống trên các bề mặt tới 72 giờ. Sau đó, nếu một ai đó có vô tình chạm tay vào bề mặt có chứa vi rút và đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì vi rút SARS-CoV-2 có khả năng xâm nhập, tấn công vào cơ thể và gây bệnh.

Theo Trung kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, một người có thể truyền virut cúm sang những người ở cách xa 1.8 mét. Theo WHO, mọi người nên tránh xa bất cứ ai ho hoặc hắt hơi ít nhất 1.8 mét để giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Theo WHO, tốc độ lây truyền khác nhau giữa hai loại virus này. Các triệu chứng của cúm xuất hiện sớm hơn và nó có thể lây lan nhanh hơn virus SARS-CoV-2.

Tổ chức này cũng chỉ ra rằng những người bị cúm có thể truyền virut trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào. Một người cũng có thể truyền nhiễm SARS-CoV-2 ngay cả khi họ không có triệu chứng.

Cũng có sự khác biệt trong việc truyền giữa trẻ em và người lớn. Theo WHO, việc truyền bệnh cúm từ trẻ em sang người lớn là phổ biến. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu ban đầu có vẻ như người lớn thường truyền nhiễm SARS-CoV-2 cho trẻ em. Trẻ ít có khả năng phát triển các triệu chứng.

4. Phương pháp điều trị

Hầu hết những người bị cúm thường không cần điều trị y tế và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút trong một số trường hợp, có thể làm giảm các triệu chứng trong khoảng từ 1 – 2 ngày.

Những loại thuốc chống vi-rút này giúp cơ thể chống lại vi-rút. Họ điều trị các triệu chứng và giảm thời gian bệnh kéo dài.

Hiện tại không có thuốc kháng vi-rút được phê duyệt để điều trị COVID-19, mặc dù các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu thuốc trong các thử nghiệm. Khi các nhà khoa học có nhiều thời gian nghiên cứu về căn bệnh này thì số lượng các thuốc chống siêu vi để điều trị COVID-19 cũng sẽ tăng lên.

Mặc dù hiện tại không có điều trị hoặc vắc-xin COVID-19 được phê duyệt, nhưng có nhiều cách giúp điều trị các triệu chứng và bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra.

Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể đến khám chữa ở các bệnh viện và thực hiện xa cách xã hội. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể kê toa thuốc hạ sốt để giảm sốt.

Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể cần sử dụng máy thở để hỗ trợ các vấn đề hô hấp có thể xảy ra hoặc nhờ tới sự can thiệp của các thiết bị y tế khác để đề phòng những biến chứng.

5. Phòng ngừa

Nhiều chủng cúm có thể gây nhiễm trùng, các chủng phổ biến nhất khác nhau tùy thuộc vào mùa. Và cách phòng ngừa cúm hiệu quả nhất là tiêm phòng. Các bác sĩ sẽ cố gắng dự đoán các chủng cúm sẽ phổ biến nhất vào mùa nào để chọn đúng thành phần vắc xin.

Hiện tại không có vắc xin có sẵn cho nhiễm SARS-CoV-2. Virus này là mới phát hiện và việc phát triển vắc xin phòng ngừa cần có thời gian. Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 chính là:

  • rửa tay thường xuyên
  • tránh chạm tay vào mặt
  • giữ ít nhất 1.8 mét với bất kỳ ai hắt hơi và ho
  • che miệng khi hắt hơi hoặc ho
  • ở nhà nếu cảm thấy không khỏe
  • làm việc tại nhà nếu có thể
  • tránh đám đông và tụ tập ở những nơi đông đúc

6. Nguyên nhân

Cả 2 loại bệnh COVID – 19 và bệnh cảm cúm đều xuất phát từ nguyên nhân là do vi rút. Chúng tồn tại bằng cách xâm chiếm các tế bào sống khác, phát triển bên trong một tế bào khác và lây lan sang các tế bào mới của cơ thể.

Virus corona là một họ virus gây nhiễm trùng đường hô hấp, SARS-CoV-2 gây nhiễm trùng dẫn đến COVID-19. Bên cạnh đó thì có hai loại vi rút gây bệnh cúm đó là cúm A và B.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có kiến thức chi tiết về những điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID – 19  và các bệnh cảm cúm thông thường. Chúc mọi điều bình an sẽ đến với bạn và bạn sẽ luôn có một sức khỏe tốt nhất nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)