Top 9 biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa dịch bệnh COVID – 19

Đừng cho rằng việc chống dịch COVID – 19 chỉ là công việc của những cơ quan chức năng, các cơ quan y tế mà mỗi người trong chúng ta cũng chính là một chiến sĩ trong mặt trận phòng chống dịch bệnh đấy bạn nhé. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa sự lây nhiễm căn bệnh này nhé.

1. Những biện pháp phòng ngừa sự lây nhiễm vi rút Corona

Sau đây, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh dưới đây để bảo vê chính bản thân bạn và những người xung quanh.

1.1. Rửa tay thường xuyên và cẩn thận

Bàn tay – nơi chứa hàng triệu loại vi khuẩn, vi rút sẵn sàng tấn công và gây hại cho cơ thể trong đó có vi rút corona. Vì vậy, rửa tay thường xuyên và đúng cách là biện pháp tiên quyết đầu tiên giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này.

Để rửa tay đúng cách thì bạn cần sử dụng đến nước ấm và xà phòng tiệt khuẩn, chà tay trong ít nhất trong 20 giây. Và đừng bỏ sót khi không rửa sạch phần cổ tay, các kẽ ngón tay hay các đầu ngón tay bạn nhé.

Trong trường hợp bạn không có xà phòng để rửa tay thì có thể sử dụng cồn để loại bỏ nhiều loại vi rút, vi khuẩn. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO thì với những loại vi rút nguy hiểm như corona thì bạn nên sử dụng cồn có nồng độ từ 80° trở lên để có thể tiêu diệt hiệu quả.

Và cần chú ý là bạn nên rửa tay nhiều lần trong ngày, ví dụ:

  • Trước khi rửa mặt.
  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Trước khi chế biến thức ăn hoặc trước khi ăn.
  • Sau khi chạm tay vào nắm đấm cửa mà có nhiều người chạm tay vào.

1.2. Tránh chạm tay vào mặt bạn

Vi rút SARS-CoV-2 hay còn gọi là vi rút corona có thể sống trên bề mặt cứng tới 72 giờ. Bạn có thể nhiễm virus này trên tay nếu bạn chạm vào một bề mặt như tay nắm cửa, tay cầm bơm xăng hoặc điện thoại di động, máy tính... và đưa tay lên mặt.

Chính vì thế, bạn cần tránh chạm vào bất kỳ phần nào trên khuôn mặt hoặc niêm mạc của cơ thể bao gồm miệng, mũi và mắt. Không những vậy, bạn cũng cần tránh cắn móng tay để hạn chế cơ hội loại vi rút đi vào trong cơ thể.

1.3. Tạm dừng việc bắt tay, ôm hôn trong mùa dịch bệnh

Những cử chỉ bắt tay hay ôm hôn có thể giúp bạn bộc lộ tình cảm hoặc sự lịch sự khi gặp người đối diện, rất cần khi giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới như hiện nay thì bạn cần tránh chạm vào người khác.

Việc tiếp xúc da với da có thể truyền SARS-CoV-2 từ người này sang người khác. Chính vì thế, sẽ không có ai trách bạn khi không bắt tay, ôm hôn trong thời điểm dịch bệnh này đâu nhé. Hãy bảo vệ mình một cách tốt nhất bạn nhé

1.4. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Một số người trong gia đình hoặc những người xung quanh có thể sử dụng đồ dùng sinh hoạt chung với bạn như: bát đũa, lược, đồ trang điểm hoặc là ống hút. Điều này là rất nguy hiểm vì có thể dễ dàng lây nhiễm vi rút corona từ người này sang người khác.

Chính vì thế, bạn nên hạn chế không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người xung quanh. Không những vậy, bạn còn nên dạy trẻ nhận biết đâu là cốc, ống hút hoặc đồ dùng của trẻ để tránh dùng nhầm của những người xung quanh nhé.

1.5. Che miệng và mũi khi bạn ho và hắt hơi

Theo các chuyên gia thì vi rút SARS-CoV-2 được tìm thấy với số lượng lớn trong niêm mạc mũi và miệng. Điều này có nghĩa là khác khi một người bệnh nhiễm COVID - 19 ho hoặc hắt hơi thì loại vi rút này sẽ theo dịch tiết của người bệnh và bắn vào người khác hoặc bắn vào những bề mặt đồ vật khác.

Điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Do đó bạn cần sử dụng khăn giấy hoặc dùng khuỷu tay để che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bạn rửa tay sạch lại với nước và xà phòng, cho khăn giấy vào thùng rác để tránh cho bất kỳ ai có thể tiếp xúc phải dịch tiết.

1.6. Làm sạch và khử trùng bề mặt

Sử dụng chất khử trùng có cồn để làm sạch các bề mặt đồ vật trong nhà của bạn như mặt bàn, tay nắm cửa, đồ nội thất và đồ chơi.

Đồng thời bạn cần nên làm sạch điện thoại, máy tính xách tay và bất kỳ thứ gì bạn sử dụng thường xuyên nhiều lần trong ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên lau dọn các không gian mà cả gia đình thường sinh hoạt, có thể sử dụng giấm trắng hoặc dung dịch hydro peroxide để làm sạch để làm sạch bề mặt đồ dùng.

1.7. Hãy thực hiện nghiêm túc việc cách ly

Khi bạn đi từ vùng dịch bệnh về hoặc đã từng tiếp xúc với người dương tính với  SARS-CoV-2 thì hãy khẩn trương khai báo cho các cơ quan chức năng hoặc gọi điện trực tiếp tới đường dây nóng miễn phí của Bộ Y tế để được hướng dẫn cách ly và làm xét nghiệm đúng cách, kể cả trong những trường hợp bạn không có biểu hiện hay triệu chứng gì cả.

Nếu bạn phải tự cách ly tại gia đình thì nên ở trong phòng riêng và giữ khoảng cách với những người xung quanh ít nhất là 1 mét, tránh gần gũi với mọi người xung quanh.

1.8. Không tụ tập nơi đông người

Khi bạn đến tụ tập nhóm đông người trong thời điểm bùng phát dịch bệnh như hiện nay thì rất có thể bạn cũng có nguy cơ lây nhiễm cũng rất cao.

Vì vậy, bạn cần tránh ăn uống ở những nơi công cộng như nhà hàng, quán cà phê, các quán ăn khác… bưởi vi rút này có thể lây truyền qua thực phẩm, đồ dùng, bát đũa hoặc cốc. Nếu đi đâu xa gia đình, bạn nên mang theo bình nước uống riêng và chuẩn bị đồ ăn sẵn từ nhà mang đi.

Không những vậy, hãy tạm rời xa những khu vui chơi, giải trí như: rạp chiếu phim, công viên, quán bar… bạn nhé.

Để tránh tụ tập đông người để mua sắm, bạn có thể chọn hình thức mua sắm trực tuyến hay còn gọi là mua hàng online để giảm nguy cơ lây nhiễm loại vi rút này nhé.

1.9. Rửa sạch rau quả tươi sống

Vi rút corona có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu, kể cả trong rau củ quả tươi sống. Vì vậy, trước khi dùng hoa quả tươi bạn nên ngâm tất cả các loại trái cây và rau quả sống trong dung dịch hydro peroxide hoặc giấm trắng.

Lưu ý là bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lý sản phẩm tươi. Và hãy ghi nhớ thực hiện ăn chín uống sôi để giúp bạn tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa nhé.

2. Tại sao chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên?

Sẽ có thể rất nhiều người chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của những biện pháp phòng dịch như đã nêu trên và tò ra “thờ ơ”, chủ quan trước dịch bệnh. Vậy tại sao chúng ta phải thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa như đã nêu trên?

2.1. Có thể bạn hoặc người khác đã nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng

Một số người bệnh đã nhiễm SARS-CoV-2 mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này có nghĩa là người đó có thể vô tình truyền loại vi rút này cho những người khác, đặc biệt nguy hiểm là những đối tượng dễ bị tổn thương hơn như trẻ em, người già hoặc những người đã mắc các bệnh mạn tính từ trước như: tiểu đường, huyết áp cao…

2.2. Bệnh COVID – 19 có thời gian ủ bệnh rất dài

Bệnh viêm phổi do vi rút SARS-CoV-2 gây ra có thời gian ủ kéo dài. Điều này có nghĩa là thời gian giữa việc bị nhiễm bệnh và phát triển bất kỳ triệu chứng nào có thể dài hơn so với các loại vi rút khác.

Theo Nguồn tin cậy của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC), SARS-CoV-2 có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. Điều này có nghĩa là một người nào đó mang virus có thể tiếp xúc với nhiều người mà không biết là mình đã bị mắc bệnh.

2.3. Khi đã nhiễm bệnh, tình trạng cơ thể có thể trở nên xấu đi rất nhanh chóng

Theo các chuyên gia thì căn bệnh viêm phổi Vũ Hán có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng. Kể từ 5 - 10 ngày sau khi phát hiện ra triệu chứng đầu tiên, số lượng vi rút nhân lên trong cơ thể có thể đạt số lượng nhiều nhất.

Một số bác sĩ ở Trung Quốc đã tiến hành các thử nghiệm ở 82 bệnh nhân nhiễm COVID – 19 cho thấy rằng lượng vi rút đạt cực đại trong cơ thể ngời bệnh chỉ trong vòng 5 – 6 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Điều này có nghĩa là virus SARS-CoV-2 có thể nhân lên và lây lan ở người mắc bệnh COVID-19 nhanh gấp đôi so với các bệnh nhiễm trùng khác. Và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất cao.

2.4. Vi rút Corona có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy cả 2 loại vi rút SARS-CoV-2 và SARS-CoV đều có thể sống trong không khí tới 3 giờ. Các bề mặt cứng khác như mặt bàn, nhựa và thép không gỉ có thể chứa cả virus. Virus có thể tồn tại trên nhựa trong 72 giờ và 48 giờ trên thép không gỉ.

Do đó, hãy liên tục rửa tay khi tiếp xúc với các vật dụng thường dùng hàng ngày để phòng ngừa mắc căn bệnh này bạn nhé.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn và người thân có thể phòng ngừa bệnh COVID – 19 một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn và tất cả mọi người sẽ luôn khỏe mạnh và cùng nhau vượt qua dịch bệnh nguy hiểm này.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)