Tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn luôn là các vấn đề nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe của chúng ta. Có rất nhiều phương pháp để kiểm soát này đem lại hiệu quả cao, trong đó có việc sử dụng các cây thuốc hoặc các vị dược liệu. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá những loại cây thuốc này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Đỗ trọng là một trong những loài thực vật tiêu biểu trong việc giúp hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch. Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv, họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).
Đây là dạng cây nhỡ hoặc cây to, cao từ 10 – 15m hoặc hơn, thường xanh. Vỏ cây màu xám, khi bẻ đôi sẽ thấy sợi nhựa trắng mảnh như tơ giữa các mảnh vỏ đó.
Lá mọc so le, hình trứng rộng, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, dài 6 – 13cm, rộng 3.5 – 6.5cm, mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn.
Những kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy vỏ thân đỗ trọng có tác dụng kích thích với liều thấp và với liều cao có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là vùng dưới vỏ não.
Đỗ trọng có tác dụng gây hạ huyết áp do ảnh hưởng trên trung tâm vận mạch ở hành tủy và trên hệ thống dây thần kinh phế vị và làm tăng sức co bóp của cơ tim.
Nước sắc vỏ thân làm tăng tiết niệu ở chuột nhắt, tăng trương lực có trơn tử cung và ruột ở động vật thí nghiệm.
Theo quan điểm của đông y, vỏ thân đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vỏ thân đỗ trọng được dùng chữa các chứng bệnh đau mỏi lưng và khớp gối, di tinh (phối hợp với ngưu tất, tang ký sinh), có thai đau tức vùng hông, động thai (phối hợp với tục đoạn, táo nhục), tăng huyết áp (với hạ khô thảo, hoàng cầm).
Bài thuốc có chứa đỗ trọng đế chữa tăng huyết áp (bài thuốc Trung Quốc) như sau:
Cho thêm 800ml nước, đun sối trong 15 – 20 phút, chia uống làm 3 lần trong ngày.
Đỗ trọng là một trong những vị thuốc hạ huyết áp nổi tiếng
Dâu tằm tên khoa học là Morus acidosa Griff, họ Dâu tằm (Moraceae), cũng là một trong những ứng cử viên sáng giá trong việc hạ huyết áp cùng với nhiều tác dụng nổi bật khác.
Dâu tằm là một loại cây nhỏ, cao 6m hay hơn. Cành cây mềm, lúc non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng.
Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rông, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 3 – 7 cm, rộng 2.5 – 4 cm, mép có răng cửa nhỏ đều, đôi khi chia thành 3 – 5 thùy, 3 gân ở gốc, hai mặt có màu lục sáng, cuống dài mảnh, hơi có lông, lá kèm hình dài nhọn.
Hoa đơn tính, không có cánh hoa, cụm hoa đực là đuôi sóc dài 1.5 – 2 cm, hoa đực có 4 lá đài tù, hơi có lông, nhị 4, xếp đối diện với lá đài và dài gấp đôi. Chỉ nhị mảnh, bao phấn gần hình cầu, cụm hoa cái là bông ngắn hình trứng hoặc gần hình cầu dài 1cm, hoa có 4 lá đài, bầu có một noãn.
Dâu tằm cũng là một những vị dược liệu giúp ổn định huyết áp
Lá dâu có tác dụng hạ huyết áp yếu, tác dụng này bị đảo ngược bởi atropin. Đồng thời nó có tác dụng giãn mạnh.
Hơn thế nữa, vỏ trong rễ dâu còn có tác dụng gây hạ huyết áp, tác dụng này hoàn toàn bị đối kháng bởi atropin, ức chế tim ếch cô lập, giãn mạch ngoại biên trên tai thỏ cô lập, co mạch nội tạng trên hệ mạch chi sau của ếch, kích thích cơ tử cung và ruột thỏ cô lập và gây co cơ thẳng bụng ếch, tác dụng sau này được tăng cường bởi physostigmin.
Như vậy, vỏ rễ dâu có những tác dụng tương tự như acetylcholine. Ngoài ra, nó còn có tác dụng gây trấn tĩnh trên chuột nhắt trắng.
Ngoài ra, các hoạt chất tinh khiết như moracenin A, moracenin B và moracenin D phân lập từ vỏ rễ cây dâu cũng thể hiện tác dụng chống tăng huyết áp trên thỏ gây mê với liều tiêm tĩnh mạch 1mg/kg mỗi chất trong 3 chất trên.
Để chữa huyết áp cao ở những bệnh nhân có mức độ nhẹ, y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng bài thuốc như sau:
Vỏ cành dâu 15.5g Sinh địa 9g Sơn dược 15.5g
Phục linh 6g Mai rùa 10g Thạch xương bồ 6g
Huyền sâm 15.5g Đương quy 6g Hà thủ ô đỏ 10g
Hoàng cầm 6g
Cúc hoa trắng tên khoa học là Chrysanthemum morifolium Ram, họ Cúc (Asteraceae)
Đây là cây sống một năm hay lâu năm, thân đứng và có rãnh. Lá mọc so le, hình trứng hoặc hình trái xoan, có 3 – 5 thùy, gốc thuôn, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép khía răng không đều, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới phủ lông màu trắng, cuống lá có tai ở gốc.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành thành đầu to, tổng bao lá bắc gồm các lá phía ngoài hình chỉ, có lông trắng, các lá bên trong thuôn – trái xoan. Hoa 1 -2 vòng ở phía ngoài hình lưỡi màu trắng, hoa ở giữa hình ống màu vàng nhạt, tràng của hoa hình ống có 5 thùy nhỏ, có tuyến, không có mào lông, nhị 5, bầu nhẵn.
Cúc hoa trắng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tăng huyết áp
Trong một thử nghiệm lâm sàng trên 54 bệnh nhân tăng huyết áp, trong đó 31 bệnh nhân được điều trị với glycosid cúc hoa trắng và 23 bệnh nhân còn lại được sử dụng placebo để đối chứng. Liều dùng 0.5g glycosid đóng trong nang, ngày 3 lần, đợt điều trị 30 ngày.
Kết quả là 18 ca có hiệu quả tốt (58.1%), 8 ca có hiệu quả khá (25.8%) và 5 ca không hiệu quả (16.1%). Hiệu quả toàn bộ là 83.9% ở nhóm điều trị với glycosid và 8.6% ở nhóm placebo. Sự khác biệt 2 nhóm có ý nghĩa thống kê.
Trong đó thì hiệu quả đối với tăng huyết áp giai đoạn I tốt hơn là đối với tăng huyết áp giai đoạn II và III. Tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện những tác dụng không mong muốn như chướng bụng nhẹ, ợ chua, buồn nôn và nhức đầu xảy ra ở vài bệnh nhân.
Y học cổ truyền đã ứng dụng cúc hoa trắng trong việc chữa trị tăng huyết áp như sau:
- Bài thuốc chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân có xơ vữa động mạch, chóng mặt, ù tai:
Cúc hoa trắng 10g Sơn dược 15g Mẫu đơn 10g
Sinh địa 25g Phục linh 12g Lá dâu 10g
Vỏ ngọc trai 25g Sơn thù du 12g Nước 800ml
Sắc còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa tăng huyết áp ở những bệnh nhân có bệnh thận:
Cúc hoa trắng 10g; phục linh, sinh địa, sơn dược, thạch hôc, mỗi vị 12g; kỷ tử, sơn thù du, trạch tả, mỗi vị 10g; mẫu đơn 6g, nước 800 ml. Sắc còn 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa tăng huyết áp ở bệnh nhân có giãn tim, chóng mặt, thở hổn hển, ra mồ hôi, có triệu chứng ứ trệ máu:
Cúc hoa trắng 6g, mạch môn 15g, hà thủ ô đỏ 15g; đương quy, ngũ vị tử, táo ta, huyền sâm, mỗi vị 10g; phục linh, thạch xương bồ, cam thảo, đẳng sâm, mỗi vị 6g, chi tử 3g. Sắc uống.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về một số loài cây giúp hạ huyết áp, cải thiện chức năng tuần hoàn. Chúc bạn sẽ luôn có một trái tim khỏe mạnh, huyết áp ổn định và sức khỏe thật tốt nhé.
Viết bình luận