Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta rất thấm thía cảm giác đau quặn bụng trong các bệnh lý về viêm loét dạ dày. Thậm chí, nhiều người đã thử mọi cách để làm khắc phục tình trạng này nhưng không đỡ. Vậy nếu bạn cũng đang đi tìm biện pháp để đối phó với những cơn đau dạ dày như vậy thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay về các cây thuốc chữa đau dạ dày nhé.
Cây khôi còn có tên gọi là cây độc đực, đơn tướng quân, cây có tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitard, họ Đơn nem Myrsinaceae.
Cây khôi là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1.5 – 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.
Lá cây mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25 – 40cm, rộng 60 – 100 cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10 – 15 cm, hoa rất nhỏ, đường kính 2 – 3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài, 5 cánh hoa. Quả mọng khi chín màu đỏ.
Mùa hoa: tháng 5 – 7, mùa quả: tháng 7 – 9.
Cây khôi có nhiều tác dụng nổi bật trong chữa đau dạ dày
Cây khôi đã được Giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sực của mình nghiên cứu sơ bộ về tác dụng chữa đau dạ dày có trên thỏ, chuột bạch và khỉ và đã ghi nhận có một số kết quả sau đây:
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành thí nghiệm dùng trên lâm sàng (trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80 – 100%, dịch vị giảm xuống mức bình thường.
Một số viện Đông y đã áp dụng lá khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày (dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:
Với liều 100g lá khôi trở xuống hàng ngày có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn được ngủ được. Nhưng với liều 250g một ngày thì bệnh nhân mệt, người uể oải, da tái xanh, sức khỏe xuống dần nếu tiếp tục uống.
Việc sử dụng cây khôi chữa đau dạ dày xuất phát đầu tiên từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm của một vùng dân tộc dùng lá cây này để chữa đau bụng. Nhưng thông thường hay phối hợp với những vị bồ công anh (Lactuca indica), khổ sâm (Croton tonkinensis).
Kết quả hiện chưa thống nhất và chưa được chứng minh rõ ràng, có người nói khỏi nhưng cũng có người uống vào thấy mệt mỏi, đầy bụng khó chịu.
Tuy nhiên hiện nay, cây lá khôi chữa đau dạ dày đã trở thành câu chuyện cửa miệng của những người đang đi tìm thuốc chữa đau dạ dày. Và bạn cần hết sức cẩn thận nếu có ý định sử dụng loại cây này bởi còn cần nhiều nghiên cứu hơn mới có thể kết luận chắc chắn.
Liều dùng hàng ngày là 40 – 80g, sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc có lá khôi (của phân hội đông y Thanh Hóa) như:
Các vị trên phơi khô, thái nhỏ, nấu như nấu chè uống vào lúc đói, có thể cho thêm cam thảo cho ngọt và tăng cường tác dụng.
Cây dạ cẩm còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạ khẩu cắm. Tên khoa học của loài cây này là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Cây dạ cẩm vốn có tên là loét mồm bởi nhân dân vùng Lạng Sơn, Cao Bằng dùng chúng để chữa loét mồm, loét lưỡi, là một cây bụi-trườn, thường cuốn vào cây khác, dài tới 1 – 2m.
Thân cây hình trụ, tại những đốt phình to ra. Lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5 – 15 cm, rộng 3 – 6 cm, cuống ngắn.
Cụm hoa hình xim phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hoặc kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng. Quả rất nhỏ, xếp thành hình cầu.
Cây dạ cẩm hiện nay mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây.
Mùa thu hái hầu như quanh năm: thường hái lá và ngọn non, có thể dùng toàn cây, trừ bỏ rễ (tác dụng kém hơn).
Cây dạ cẩm cũng có tác dụng chữa đau dạ dày
Theo nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học thì dạ cẩm có chứa các thành phần hóa học như tanin, alcaloid, saponin.
Năm 1967, Ngô Văn Thu (Bộ môn dược liệu – Trường đại học Dược khoa) còn phát hiện thấy trong rễ của một loại dạ cẩm có anthra – glycozid.
Bệnh viện Lạng Sơn là bệnh viện đầu tiên đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962, xuất phát từ kinh nghiệm dân gian dùng cây này nấu sôi cho có màu tím đẹp và điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng. Trẻ con dùng nước vắt của lá uống hoặc uống. Kết quả chống loét rất tốt.
Trên lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng.
Có thể dùng dạ cẩm dưới hình thức thuốc sắc, thuốc cam, bột hay cốm.
Dạng thuốc sắc: Ngày uống 10 đến 25g lá và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Cao dạ cẩm chế theo kinh nghiệm Ty y tế Lạng Sơn: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lạ dạ cẩm với nước thành cao, cho vào 2kg đường đánh tan, cô lại, cuối cùng thêm 1kg mật ong tốt. Đóng thành chai 250ml.
Ngày uống 2 đến 3 lần, trước khi ăn hoặc khi đau, mỗi lần uống 1 thìa to (tương ứng 10 – 15g).
Cải bắp có tên khoa học là Brasstica oleracea L. var capitata DC, thuộc họ Cải Brassicaceae. Bắp cải là cây thảo có lá áp sát vào nhau tạo thành một bắp sít chặt ở ngọn thân cây thành hình đầu với đường kính 25 – 30cm trước khi nở hoa.
Hoa thành chùm có phân nhánh. Lá đài dựng đứng, nhị gần bằng nhau. Quả loại cải, hẹp và dài, trên có một mỏ hình nón, mảnh vỏ lồi có 1 – 3 gân. Hạt nâu, nhẵn, xếp thành một dãy. Lá mầm hình thận, có 2 thùy, gập đôi.
Cải báp được trồng ở khắp nước ta chủ yếu để lấy lá làm rau vào mùa dông. Năm 1948, người ta thường phát hiện trong bắp cải tơi có một chất chống loét (antipeptic ulcer diatary) còn gọi là Vitamin U có khả năng chữa lành nhanh chóng các ổ loét nhân tạo trong bộ máy tiêu hóa của chim, chuột bạch.
Bắp cải là một trong những vị thuốc được dân gian sử dụng chữa đau dạ dày
Trong bắp cải có chứa 92% nước, 1.8 protide, 5.4% glucid, 1.6% cellulose, 1.2% tro. Hàm lượng muối khoáng bao gồm 48% muối canxi, 31% muối phốt pho, 1.1.% Fe.
Ngoài ra, bắp cải còn chứa một số loại vitamin như: vitamin C, vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2. Năm 1948, Cheney đã phát hiện trong cải bắp có chất chống loét hay vitamin U là một muối của methyl methionin sunfonium.
Một số nước Âu Mỹ và Trung Quốc đã tổng hợp muối methyl methionin sunfonium (ví dụ Trung Quốc chế chất methyl methionin sunfonium iodua) nhưng cũng gọi là vitamin U. Theo Mirakami (1956) thì những chất tổng hợp chưa hẳn đã giống vitamin U thực có trong nước bắp cải và nước một số rau và hoa quả như xà lách, rau muống, su hào.
Nước ép rau tươi (xà lách, rau muống, su hào, cải bắp, chuối…) có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét vvaf do đó làm lành được các ổ loét đó.
Năm 1958, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) có làm một số thực nghiệm chứng minh ràng nước ép hoa quả, nước ngũ cốc có tác dụng làm giảm và điều hòa sự co bóp của dạ dày.
Trên những cơ sở nghiên cứu ấy, hiện nay tại nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nước ép cải bắp dưới nhiều hình thức để điều trị các bệnh loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, ruột, đau đường mật, viêm đại tràng… thu được kết quả tốt.
Để chữa đau dạ dày, dân gian đã áp dụng cách làm như sau:
- Cải bắp bóc từng lá (không bỏ lá xanh), rửa nhiều lần với nước, dọc đôi từng lá theo sống lá. Sau đó, chần bằng nước sôi, vớt ra để ráo nước. Dùng bàn ép để ép lấy nước, bỏ bã ra.
- Thông thường, với 1kg cải bắp tươi ép như vậy thường cho từ 500 – 700 ml nước ép có màu vàng xanh, thơm vị ngọt, mùi hơi hăng hắc.
Ở những nơi không có bàn ép, thì sau khi chần rau xong thì có thể cho vào cối sạch, giã nát rồi lấy vải màn hay gạc sạch, lọc lấy nước. Làm theo cách này, 1kg bắp cải cho từ 350 – 500 ml.
- Liều dùng điều trị hàng ngày là 1000 ml chia thành nhiều làn uống trong ngày, mỗi ngày uống khoảng 200 – 250ml, uống thay nước. Bên cạnh đó, có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy theo khẩu vị. Mỗi đợt điều trị kéo dài 2 tháng kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Cách làm này ít tác dụng đối với những ổ loét quá sâu.
Ngoài ra có thể kết hợp nước ép bắp cải với những loại thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác.
Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng thì bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền nhé. Điều này có thể giúp bạn hạn chế những tác dụng phụ của các cây thuốc, bài thuốc có thể gây ra cho cơ thể của bạn.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về các cây thuốc chữa đau dạ dày và những lưu ý quan trọng khi sử dụng các cây thuốc. Chúc bạn sẽ sớm thoát khỏi tình trạng đau dạ dày và có sức khỏe tốt!
Tài liệu tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi.
Viết bình luận