Mầm họ cải – nguồn thực vật quý giá của thiên nhiên

Thật may mắn là thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta sự rất nhiều loại thực vật quý giá, đem lại giá trị cao trong cuộc sống. Và một trong số đó là những loài mầm họ Cải. Vậy mầm họ cải là gì? Thành phần hóa học trong những loại mầm này là gì? Chúng có tác dụng quan trọng như thế nào đối với sức khỏe? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu chung về các loại rau mầm họ cải

Họ Cải có danh pháp khoa học là Brassiaceae, còn gọi là họ Thập tự (Cruciferae) là một nhóm những thực vật có hoa. Đây là nguồn thực vật đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của con người và chiếm vị trí hàng đầu trong sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

1.1.Rau mầm họ Cải là gì?

Rau mầm họ Cải là cụm từ chung để chỉ một loại các loại rau mầm thuộc họ Cải, chẳng hạn như:

  • Rau mầm củ cải trắng.
  • Rau mầm củ cải đỏ.
  • Rau mầm súp lơ xanh
  • Rau mầm cải bắp
  • Rau mầm cải xoăn, cải xoong, cải ngọt…

Các loại rau này thường được canh tác trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ sau 5 – 7 ngày gieo hạt là có thể thu hoạch được.

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hàm lượng chất dinh dưỡng có trong các loài rau họ Cải thường rất cao, có thể cao gấp 5 lần so với các loại rau thông thường khác. Hơn thế nữa, mùi vị của các loại rau mầm thường được nhận xét là có mùi vị thơm ngon hơn các loại rau khác.

Thông thường, các loại rau mầm này thường được chia thành 2 loại:

  • Rau mầm trắng: Được phát triển trong môi trường thiếu ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng.
  • Rau mầm xanh: Được phát triển trong môi trường đầy đủ ánh sáng nên có thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh.

Một trong những mầm họ cải - rau mầm súp lơ xanh

Một trong những mầm họ cải - rau mầm súp lơ xanh

1.2. Thành phần có trong rau mầm họ Cải

Rau mầm họ Cải có chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng quý giá, có tác dụng sinh học đáng kể. Dưới đây, chúng tôi xin được điểm danh những thành phần có trong mầm họ cải như sau:

- Các hợp chất phenolic: đại diện tiêu biểu bởi flavonoid và axit phenolic có nguồn gốc hydroxycinnamic. Không những vậy, trong các loại mầm họ cải còn có chứa các dẫn xuất axit phenolic, chẳng hạn như: axit sinapic và axit ferulic.

- Các hợp chất Glucosinolates: đây là một trong những nhóm chất chuyển hóa thứ cấp có trong mầm họ Cải. Cấu trúc chung của Glucosinolates bao gồm một phân tử glucose liên kết với thiohydroximate-O-sulfonate và một axit amin.

Glucosinolates trong mầm họ Cải được phân thành 3 nhóm:

  • Aliphatic bao gồm: methionine, isoleucine, leucine hoặc valine.
  • Indole bao gồm: dẫn xuất atryptophan.
  • Aromatic bao gồm: phenylalanine or tyrosine

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì Glucosinolate không phải là phân tử có hoạt tính sinh học mà chính các sản phẩm thủy phân của hợp chất này mới có tác dụng sinh học.

Một trong những mầm họ Cải có chứa nhiều hợp chất Glucosinolate đó chính là mầm súp lơ xanh, trong loại thực vật này có chứa nhiều glucoraphanin. Hợp chất này có thể biến đổi thành Sulforaphane, có nhiều tác dụng dược lý trong cơ thể.

Ngoài bông cải xanh (súp lơ xanh) thì mầm củ cải đỏ chứa nồng độ cao glucoraphasatin (4-methyl thio-3-butenyl) và glucoraphenin đều là những Glucosinolates quan trọng.

Ngoài ra, mầm cây họ cải có sự hiện diện quan trọng của Glucosinolates indole. Và cụ thể là indol-3-carbinol có thể hoạt động như một tác nhân hóa trị liệu giúp tránh sự tăng sinh của các dòng tế bào ung thư khác nhau.

2. Những tiềm năng về hoạt tính sinh học của mầm họ Cải

Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng mầm họ cải là rất tốt trong việc ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe do. Vậy cụ thể những hoạt tính sinh học hay tác dụng của mầm họ Cải là như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi những phần tiếp theo nhé.

2.1. Tác dụng của rau mầm họ Cải đối với bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường được đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa glucose máu, đồng nghĩa với sự tăng cao bất thường của đường máu hoặc carbohydrate máu.

Ở động vật có vú, insulin kích thích vận chuyển glucose từ gan vào cơ xương và mô mỡ, trong khi mức gluconeogenesis và glyconeogenesis thấp hơn trong tế bào gan ngăn chặn sự giải phóng axit béo tự do từ mô mỡ và điều chỉnh sự vận chuyển axit amin đến cơ và gan, làm giảm quá trình chuyển hóa axit amin đến cơ bắp và gan.

Ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thì quá trình trên có sự rối loạn. Và thật may mắn là một số loại thực vật có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này bằng cách tăng cường độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin và điển hình là các loại rau mầm họ Cải.

Lý do là bởi trong loại rau này có chứa hàm lượng cao polyphenol. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì chế độ ăn uống có chứa mầm họ Cải có thể góp phần làm giảm nồng độ glucose máu lúc đói.

Tác dụng này đã được các nhà khoa học Taniguchi và các cộng sự (năm 2006) chứng minh bằng cách sử dụng mầm củ cải Nhật Bản ở chuột bình thường và ở chuột bị tiểu đường do streptozotin gây ra.

Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng loại mầm này có thể làm giảm nồng độ fructosamine và glucose trong huyết tương. Và điều này có được không phải do sự tăng sản xuất insulin mà là do sự cải thiện độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin.

Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề xuất rằng tác dụng hạ đường huyết có thể được tăng cường bởi hoạt động dọn gốc tự do của các chất có tính oxy hóa mạnh trong mầm họ cải, đặc biệt là các hợp chất phenolic.

Rau mầm họ Cải có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết

Rau mầm họ Cải có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết

2.2. Tăng cường tiêu thụ các loại rau mầm họ Cải giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả

Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Theo các nghiên cứu mới đây thì các chất chuyển hóa thứ cấp của các loại rau mầm họ Cải có tác dụng chống ung thư rất tốt và hầu như an toàn đối với sức khỏe của con người.

Không những vậy, các chất này có thể giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và kích thích chu trình chết rụng tự nhiên của các tế bào ung thư.

Điển hình như súp lơ xanh cũng là một trong những loại rau mầm họ Cải được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về tác dụng chống ung thư. Hoạt chất có trong mầm súp lơ xanh có thể phòng ngừa ung thư đó chính là isothiocyanates, cụ thể đó chính là sulforaphane.

2.3. Khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ

Mầm cây họ Cải cũng được coi là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên rất quý giá, cụ thể là trong các loại mầm họ cải có chứa nhiều loại vitamin (vitamin A, C, K, B6), lutein, zeaxanthin, tocopherols và các cartotenoids khác.

Ngoài ra, trong mầy họ Cải còn chứa các loại flavonoid (flavonol và anthocyanin) và axit phenolic cũng có khả năng oxy hóa mạnh mẽ.

Năm 2008, các nhà nghiên cứu Zhu và các cộng sự đã báo cáo rằng việc sử dụng súp lơ xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bảo vệ các tế bào cơ trơn khỏi sự tổn thương oxy hóa, ngăn chặn sự lão hóa của nhiều cơ quan trong cơ thể.

2.4. Có tác dụng chống viêm

Dựa trên các nghiên cứu khoa học đã có trước đây và đặc điểm dịch tễ học thì các nhà nghiên cứu cho rằng các chất chuyển hóa thức cấp của mầm họ cải có khả năng ngăn ngừa viêm thông qua khả năng kích hoạt con đường Keap1/Nrf2/ARE.

Cơ chế được cho là trong mầm họ Cải có chứa một số chất có tác dụng ngăn chặn quá trình phosphoryl hóa trong tình trạng viêm.

Các nhà khoa học cũng cho rằng hoạt tính sinh học này sẽ giúp chúng ta ứng dụng vào trong việc hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, xơ hóa mạch máu, ức chế sự tăng độ dày thành mạch…

Rau mầm họ Cải có tác dụng chống viêm rất tốt

Rau mầm họ Cải có tác dụng chống viêm rất tốt

Hy vọng rằng thông qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có góc nhìn toàn cảnh về mầm họ cải và những tác dụng sinh học quý giá của chúng. Hãy bổ sung thêm những loại rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày để có được một sức khỏe tốt bạn nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)