Polyphenol là một trong những nhóm hoạt chất lớn chứa đựng nhiều ẩn số bất ngờ thú vị về những tác dụng của chúng. Vậy bạn đã hiểu rõ polyphenol là gì chưa? Tác dụng dược lý của nhóm hoạt chất này? Nguồn thực phẩm nào chứa hàm lượng cao polyphenol? Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng polyphenol? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Polyphenol còn được gọi là polyhydroxyphenol, là hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc cũng có thể do tổng hợp hoặc bán tổng hợp.
Polyphenol được đặc trưng bởi sự có mặt của nhiều đơn vị cấu trúc phenol. Tính chất vật lý, hóa học hay hoạt tính sinh học của những chất thuộc nhóm polyphenol phụ thuộc vào số lượng và đặc điểm của các đơn vị phenol này.
Có hơn 8.000 loại polyphenol đã được xác định, chúng có thể phân thành 4 nhóm chính:
Flavonoid: chiếm khoảng 60% của tất cả các polyphenol, bao gồm: quercetin, kaempferol, catechin và anthocyanin.
Axit phenolic: chiếm khoảng 30% các polyphenol, ví dụ như: stilben, lignans.
Polyphenolic amid: bao gồm những hoạt chất như capsaicinoids trong ớt và avenanthramides trong yến mạch.
Các polyphenol khác: nhóm này bao gồm resveratrol trong rượu vang đỏ, axit ellagic trong quả mọng, chất curcumin trong củ nghệ và lignans trong hạt lanh, hạt vừng.
Cấu trúc hóa học của một số nhóm chất thuộc polyphenol
Polyphenol là các phân tử có nhân thơm, do đó cỏa khả năng hấp thụ ánh sáng trong vùng tử ngoại – khả kiến (UV - Vis). Bên cạnh đó, chúng có có khả năng tự phát huỳnh quang, đặc biệt là lignin và phần phenolic của suberin.
Nhiều loại thực phẩm có trong tự nhiên có chứa hàm lượng polyphenol cao như trong trái cây, rau, ngũ cốc, trà. Theo các nhà nghiên cứu, các loại trái cây như nho, táo, lê, anh đào có chứa từ 200 – 300 mg polyphenol/100 gam trọng lượng tươi.
Không những vậy, các loại sản phẩm được sản xuất từ nguồn thực phẩm này cũng chứa polyphenol với lượng đáng kể. Thông thường, một ly rượu vang đỏ hoặc một tách trà hoặc cà phê chứa khoảng 100 mg polyphenol.
Dưới đây, chúng tôi xin được liệt kê danh sách những loại thực phẩm giàu polyphenol để bạn có thể tham khảo :
Lê là một trong những thực phẩm giàu polyphenol
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tác dụng của Polyphenol đối với sức khỏe. Và dưới đây là những tác dụng dược lý của polyphenols mà bạn không thể bỏ qua được.
Polyphenols có thể giúp làm giảm lượng đường có trong máu và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Lý do là polyphenol có thể giúp ngăn chặn sự phân hủy tinh bột thành các loại đường đơn giản, làm giảm khả năng tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Bên cạnh đó, polyphenol cũng có thể giúp cơ thể kích thích sự bài tiết insulin, một loại hormone quan trọng giúp vận chuyển đường từ máu vào tế bào và kiểm soát lượng đường trong máu được ổn định.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn giàu polyphenol có thể giúp giảm lượng đường máu lúc đói, tăng sự dung nạp glucose và tăng độ nhạy của insulin. Tất cả những tác dụng này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Trong một nghiên cứu, những người được cho ăn lượng thực phẩm có chứa hàm lượng polyphenol cao giúp làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 57% trong khoảng thời gian 2 – 4 năm so với những người tiêu thụ ít những loại thực phẩm này.
Đặc biệt là trong số các polyphenol thì các nhà khoa học đã phát hiện ra anthocyanin có thể mang lại hiệu quả điều trị tiểu đường tuýp 2 mạnh nhất. Hợp chất này có trong các loại thực phẩm màu đỏ, tím và xanh, chẳng hạn như các loại quả mọng, nho…
Thêm các thực phẩm có chứa hàm lượng cao polyphenol vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia cho rằng, điều này có được là do đặc tính chống oxy hóa của polyphenol, giúp làm giảm viêm mãn tính, một yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch.
Hai đánh giá gần đây cho thấy mối liên quan giữa việc bổ sung polyphenol để giảm huyết áp và nồng độ cholesterol LDL (có hại), đồng thời làm tăng nồng độ cholesterol HDL (có lợi cho sức khỏe).
Một đánh giá cho thấy nguy cơ tử do do các bệnh liên quan đến tim mạch thấp hơn 45% ở những người có nồng độ enterolactone cao hơn. Enterolactone cũng là một loại polyphenol thường được tìm thấy trong hạt lanh và ngũ cốc nguyên hạt.
Polyphenol giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh
Polyphenol có thể làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông.
Các cục máu đông được hình thành khi tiểu cầu lưu thông trong máu của bạn bắt đầu kết tụ lại với nhau. Quá trình này được gọi là kết tập tiểu cầu và dẫn tới hình thành các cục máu đông và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, đột quỵ và thuyên tắc phổi.
Theo các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, polyphenol có thể giúp làm giảm quá trình kết tập tiểu cầu, do đó ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
Một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa chế độ ăn uống có chứa thực phẩm giàu polyphenol với nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp.
Theo các chuyên gia, polyphenol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ và cả 2 tính chất này đều có lợi cho việc ngăn ngừa ung thư.
Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu trong ống nghiệm gần đây cho thấy rằng polyphenol có thể ngăn chặn sự tăng trưởng và phát triển các tế bào ung thư khác nhau.
Polyphenol có thể có lợi cho hệ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi trong khi chống lại sự nhân lên của các vi khuẩn có hại.
Ví dụ, đã có bằng chứng cho thấy rằng chiết xuất trà giàu polyphenol có thể thúc đẩy sự phát triển của bifidobacteria có lợi.
Đồng thời, polyphenol trong trà xanh cũng có thể giúp chống lại các vi khuẩn có hại, bao gồm: C. difficile, E. Coli và Samonella cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và bệnh viêm ruột.
Thực phẩm giàu polyphenol có thể giúp tăng cường sự tập trung và trí nhớ của bạn. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng nước nho, rất giàu polyphenol có thể thể giúp tăng cường đáng kể trí nhớ ở người cao tuổi bị suy yếu tâm thần nhẹ chỉ trong vòng 12 tuần.
Một số quan điểm khác lại cho rằng polyphenol có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến não và giúp hạn chế sự lão hóa của các tế bào não bộ.
Bằng chứng khác đã chứng minh được rằng chiết xuất thực vật giàu polyphenol Ginkgo biloba (trong cây cao bạch quả) có thể giúp tăng cường trí nhớ, khả năng học tập và sự tập trung.
Polyphenol giúp tăng cường chức năng của não bộ, tăng cường trí nhớ
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy việc bổ sung polyphenol liều cao có thể gây tổn thương thận, gây ra phát triển khối u và gây mất cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp. Ở người, việc sử dụng polyphenol quá nhiều có thể dẫn đến tăng nguy cơ gây đột quỵ và tử vong sớm.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng một số loại thực phẩm giàu polyphenol có thể tương tác với sự hấp thu các chất dinh dưỡng hoặc tương tác với thuốc. Chẳng hạn như polyphenol có thể giảm khả năng hấp thụ sắt, thiamine hoặc folate của cơ thể.
Không những vậy, khi bạn tiêu thụ số lượng lớn một số loại thực phẩm giàu polyphenol như đậu Hà Lan có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa khó chịu như: đầy hơi, khó tiêu.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn nữa về hoạt chất polyphenol. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống.
Viết bình luận